Hàng ngày, người ta khiêng người chết ra sân, đặt ngửa lên tấm ván đã chuẩn bị sẵn, để người chết được "ngắm" mặt trời.
Tục mai táng kỳ lạ
Hồng Ngài cách thị trấn Bắc Yên (huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) khoảng 10km. Đường đi uốn lượn vòng quanh qua mấy quả đồi. Tuy cách thị trấn không xa, nhưng bản làng người Mông ở đây vẫn mang đậm nét hoang sơ vốn có. Đây là vùng đất nguyên mẫu của hai nhân vật chính trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của nhà văn Tô Hoài. Không những thế, ở đó còn tồn tại một lời đồn về chuyện mai táng người chết đầy chất ma mị, rùng rợn mà người dân quanh vùng ai cũng biết. Cái lạnh của mùa đông như được nhân lên gấp bội khi chúng tôi tìm lên đến bản, bắt tay vào hành trình giải mã lời đồn về những phong tục tập quán kỳ lạ của người Mông sinh sống tại đây.
Giữa đêm khuya heo hút, bên bếp lửa hồng, sau khi đã uống cạn
mấy chai rượu ngô, ông Giàng A Lếnh, trưởng bản Hồng Ngài đập tay bồm
bộp vào những tấm gỗ dựng bên vách núi kể chuyện. Ông cho biết, người
Mông nơi đây vẫn còn những quan niệm và tục lệ mai táng tồn tại hàng thế
kỷ nay, ai nghe qua cũng phải rùng mình.
Khi một người trong gia đình mất đi, người thân của họ xem như còn sống nên vẫn giữ lối sinh hoạt thường ngày, buộc người chết lên giá đỡ dựng bên cạnh bàn thờ. Đến bữa ăn, người ta vẫn đút cơm, nước vào miệng người chết. Kinh dị hơn, hàng ngày, người sống còn khiêng người chết ra sân, đặt ngửa lên tấm ván đã chuẩn bị sẵn, để người chết được "ngắm" mặt trời. Dù mưa to hay nắng cháy thì phải đến khi mặt trời khuất bóng mới được khiêng người chết vào nhà. Kể từ lúc chết cho đến khi thầy cúng xem được ngày tốt, người nhà sẽ treo người chết từng đó ngày rồi mới được mang đi chôn cất.
“Nếu như trước đây, tùy vào người chết có bao nhiêu con, người nhà sẽ đem "phơi nắng" người chết từng đó ngày, bây giờ người ta không "phơi nắng" theo ngày tương ứng với số người con nữa, nhưng cũng chẳng bao giờ ít hơn một ngày. Có nhà đến bảy người con, mấy chục đứa cháu, nhưng vì đã được Nhà nước tuyên truyền trước đó nên họ chỉ đem ra "phơi nắng" có hai ngày. Thời gian còn lại họ vẫn treo người chết trong nhà!”, ông Lếnh khẳng định.
Những người H’Mông sống trên đỉnh Hồng Ngài rất coi trọng việc tang ma, bởi họ cho rằng lo tang ma cho người chết tốt hay không sẽ có ảnh hưởng hưởng tới những người đang sống. Cha ông họ quan niệm, nếu lo tang ma không chu đáo thì gia đình, dòng họ, thậm chí cả bản làng phải gánh chịu hậu quả tai ương, lụi bại. Bao đời nay, những thủ tục của người Mông không có nhiều thay đổi. Việc chọn ngày tốt để chôn cất người chết cũng tốn không ít thời gian. Chẳng thế mà theo nhiều người trong bản, có trường hợp người chết cả tháng mới được mai táng. Xung quanh đó, cũng xảy ra không ít câu chuyện kinh dị. Anh Sồng A Giơ, một thanh niên trẻ tuổi mà chúng tôi đã gặp ở bản Hồng Ngài không giấu giếm khi được hỏi chuyện. Anh cho biết, mỗi khi có ai đó mất đi, thường thì người chết sẽ được buộc vào giá đỡ, treo lên cả tuần. Có những trường hợp treo lâu quá, xác trở nên xanh lè, mới được khiêng đi chôn cất. Đến bữa ăn, người nhà sẽ thay nhau đút cơm, nước vào miệng người chết. Trên giá đỡ cũng có treo thêm một quả bầu khô ở ngay cạnh đầu người chết. Bón cơm không được, người ta lại cho hết vào quả bầu.
Qua 2, 3 ngày, xác chết bắt đầu phân hủy. Mùi thối rữa trộn lẫn với mùi
thiu chua của cơm canh trong quả bầu khô bốc lên thành một hỗn hợp khó
có thể tả nổi.
Cũng có những trường hợp tử thi bị phù nề khi treo lên giá, nước chảy ra lênh láng trên sàn, người nhà lấy tro bếp rắc lên cũng không thể hết. Có những người dân tộc khác khi đến viếng tang, nhìn thấy những cảnh tượng hãi hùng như thế, họ kinh hoàng ốm nằm liệt giường cả tuần lễ.
Anh Phàn Văn Nú, một người dân tộc Dao đã sinh sống ở bản Hồng Ngài từ thưở bé, vẫn nhớ rõ mồn một về sự việc rùng rợn mà anh đã được chứng kiến cách đây gần 2 năm.
Hôm đó, anh đi thăm người thân ở bên huyện Phù Yên. Về đến bản Hồng Ngài, Nú nhìn thấy một đám đông người Mông đang nhốn nháo. Biết là có tang ma và mọi người đang đưa người chết đi chôn cất, nhưng điều kỳ lạ là đám đông không hề đi mà vẫn đứng yên một chỗ, trong khi mấy thanh niên Mông lại nhảy ào cả xuống sườn núi tìm kiếm. Tò mò tiến lại gần, Nú phát hoảng khi nhìn thấy một xác chết tím đen buộc trên giá, bốc mùi nồng nặc. Tuy nhiên, xác chết... không có đầu. Hỏi ra thì Nú mới được biết, do chờ đến ngày tốt, xác chết bị treo lâu quá nên phân hủy mạnh. Trên đường khênh đi chôn cất, cái đầu đã rụng ra và lăn lông lốc vào khu rừng cây rậm rạp dưới chân núi. Phải gần tiếng sau, cái đầu mới được tìm thấy, ráp nối lại với cơ thể ở trên giá đỡ, đám đông mới tiếp tục di chuyển. Những hình ảnh đó đã ám ảnh Nú khiến anh đến bữa không cầm nổi bát cơm, mất ngủ suốt mấy ngày.
Theo VTC
Hồng Ngài cách thị trấn Bắc Yên (huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) khoảng 10km. Đường đi uốn lượn vòng quanh qua mấy quả đồi. Tuy cách thị trấn không xa, nhưng bản làng người Mông ở đây vẫn mang đậm nét hoang sơ vốn có. Đây là vùng đất nguyên mẫu của hai nhân vật chính trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của nhà văn Tô Hoài. Không những thế, ở đó còn tồn tại một lời đồn về chuyện mai táng người chết đầy chất ma mị, rùng rợn mà người dân quanh vùng ai cũng biết. Cái lạnh của mùa đông như được nhân lên gấp bội khi chúng tôi tìm lên đến bản, bắt tay vào hành trình giải mã lời đồn về những phong tục tập quán kỳ lạ của người Mông sinh sống tại đây.
Nếu có người thân mất đi, xác chết sẽ được treo theo chiều dựng đứng cạnh bàn thờ . |
Khi một người trong gia đình mất đi, người thân của họ xem như còn sống nên vẫn giữ lối sinh hoạt thường ngày, buộc người chết lên giá đỡ dựng bên cạnh bàn thờ. Đến bữa ăn, người ta vẫn đút cơm, nước vào miệng người chết. Kinh dị hơn, hàng ngày, người sống còn khiêng người chết ra sân, đặt ngửa lên tấm ván đã chuẩn bị sẵn, để người chết được "ngắm" mặt trời. Dù mưa to hay nắng cháy thì phải đến khi mặt trời khuất bóng mới được khiêng người chết vào nhà. Kể từ lúc chết cho đến khi thầy cúng xem được ngày tốt, người nhà sẽ treo người chết từng đó ngày rồi mới được mang đi chôn cất.
“Nếu như trước đây, tùy vào người chết có bao nhiêu con, người nhà sẽ đem "phơi nắng" người chết từng đó ngày, bây giờ người ta không "phơi nắng" theo ngày tương ứng với số người con nữa, nhưng cũng chẳng bao giờ ít hơn một ngày. Có nhà đến bảy người con, mấy chục đứa cháu, nhưng vì đã được Nhà nước tuyên truyền trước đó nên họ chỉ đem ra "phơi nắng" có hai ngày. Thời gian còn lại họ vẫn treo người chết trong nhà!”, ông Lếnh khẳng định.
Nghi thức cúng ma của người Mông. |
Những người H’Mông sống trên đỉnh Hồng Ngài rất coi trọng việc tang ma, bởi họ cho rằng lo tang ma cho người chết tốt hay không sẽ có ảnh hưởng hưởng tới những người đang sống. Cha ông họ quan niệm, nếu lo tang ma không chu đáo thì gia đình, dòng họ, thậm chí cả bản làng phải gánh chịu hậu quả tai ương, lụi bại. Bao đời nay, những thủ tục của người Mông không có nhiều thay đổi. Việc chọn ngày tốt để chôn cất người chết cũng tốn không ít thời gian. Chẳng thế mà theo nhiều người trong bản, có trường hợp người chết cả tháng mới được mai táng. Xung quanh đó, cũng xảy ra không ít câu chuyện kinh dị. Anh Sồng A Giơ, một thanh niên trẻ tuổi mà chúng tôi đã gặp ở bản Hồng Ngài không giấu giếm khi được hỏi chuyện. Anh cho biết, mỗi khi có ai đó mất đi, thường thì người chết sẽ được buộc vào giá đỡ, treo lên cả tuần. Có những trường hợp treo lâu quá, xác trở nên xanh lè, mới được khiêng đi chôn cất. Đến bữa ăn, người nhà sẽ thay nhau đút cơm, nước vào miệng người chết. Trên giá đỡ cũng có treo thêm một quả bầu khô ở ngay cạnh đầu người chết. Bón cơm không được, người ta lại cho hết vào quả bầu.
Treo xác chết cúng ma ở Suối Tọ (Phù Yên, Sơn La). |
Cũng có những trường hợp tử thi bị phù nề khi treo lên giá, nước chảy ra lênh láng trên sàn, người nhà lấy tro bếp rắc lên cũng không thể hết. Có những người dân tộc khác khi đến viếng tang, nhìn thấy những cảnh tượng hãi hùng như thế, họ kinh hoàng ốm nằm liệt giường cả tuần lễ.
Anh Phàn Văn Nú, một người dân tộc Dao đã sinh sống ở bản Hồng Ngài từ thưở bé, vẫn nhớ rõ mồn một về sự việc rùng rợn mà anh đã được chứng kiến cách đây gần 2 năm.
Hôm đó, anh đi thăm người thân ở bên huyện Phù Yên. Về đến bản Hồng Ngài, Nú nhìn thấy một đám đông người Mông đang nhốn nháo. Biết là có tang ma và mọi người đang đưa người chết đi chôn cất, nhưng điều kỳ lạ là đám đông không hề đi mà vẫn đứng yên một chỗ, trong khi mấy thanh niên Mông lại nhảy ào cả xuống sườn núi tìm kiếm. Tò mò tiến lại gần, Nú phát hoảng khi nhìn thấy một xác chết tím đen buộc trên giá, bốc mùi nồng nặc. Tuy nhiên, xác chết... không có đầu. Hỏi ra thì Nú mới được biết, do chờ đến ngày tốt, xác chết bị treo lâu quá nên phân hủy mạnh. Trên đường khênh đi chôn cất, cái đầu đã rụng ra và lăn lông lốc vào khu rừng cây rậm rạp dưới chân núi. Phải gần tiếng sau, cái đầu mới được tìm thấy, ráp nối lại với cơ thể ở trên giá đỡ, đám đông mới tiếp tục di chuyển. Những hình ảnh đó đã ám ảnh Nú khiến anh đến bữa không cầm nổi bát cơm, mất ngủ suốt mấy ngày.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét