Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

.Đầu xuân Giáp Ngọ, chinh phục đỉnh núi lưng ngựa Tà Chì Nhù

(iHay) Tà Chì Nhù, còn gọi là Phu Song Sung, nằm trong khối núi Pú Luông thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, nằm trên địa phận xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu (Yên Bái).


 
Núi lưng ngựa
Ấn tượng nhất của tôi về Tà Chì Nhù là những đỉnh nối đỉnh trông như sống lưng ngựa vậy. Trên cao, những thảo nguyên cỏ mênh mông, những đàn ngựa hoang dã nhởn nhơ gặm cỏ rất đỗi thanh bình. Nơi đây thu hút nhiều dân nghiện chụp ảnh và những người đam mê trekking khám phá. Thời điểm đẹp nhất để leo núi chính là dưới cái nắng ấm áp đầu xuân này.

Đường lên núi khá dôc và trải qua nhiều dạng địa hình
Địa hình núi rất đa dạng, ban đầu là rừng nguyên sinh, rồi đến rừng trúc, những đồi hoa dại trải dài miên man. Dưới thấp âm u sương mù nhưng khi qua được tầng mây là một khung cảnh hấp dẫn. Thung lũng tràn ngập mây như hồ kem vậy, mây vờn uốn lượn cũng như đang leo núi.


Những đồi hoa dại, những khu rừng mờ sương
 
Từ trên cao độ 2.000m tới đỉnh bạn sẽ bắt gặp những đồi cỏ xanh mướt, không khác gì thảo nguyên rộng lớn. Với địa hình đồi cỏ rộng, thoáng đãng nên được người dân bản địa lập lán nuôi nhiều bò, ngựa và được thả hoang dã. Đâu đó những đàn ngựa nhởn nhơ gặm cỏ sẽ khiến bạn ngỡ như đang trên thảo nguyên của người du mục.

 Dựng lều trại nghỉ tại hẻm núi, nơi khuất gió

Quây quần bên lửa trại

Thung lũng hồ mây

Những thảo nguyên cỏ bát ngát trên cao

Những đàn ngựa nhởn nhơ gặp cỏ trên cao nguyên

Những đàn mây leo núi

Đường lên đỉnh phải băng qua những đồng cỏ khô cháy

Cảm xúc dâng trào khi nâng cao lá cờ tổ quốc trên đỉnh núi
Phượt ký của Ngô Huy Hòa
Tà Chì Nhù, đại dương trên mây
Với độ cao 2.979 m, đỉnh Tà Chì Nhù thuộc huyện Trạm Tấu (Yên Bái) có khí hậu khắc nghiệt nhưng lại rất lý tưởng để “săn mây” vào những ngày trời đẹp.
Tà Chì Nhù, còn gọi là Phu Song Sung theo cách gọi của người dân tộc Thái hay Chung Chua Nhà theo cách gọi của người dân tộc Mông, nằm trong khối núi Pú Luông thuộc dãy Hoàng Liên Sơn. Hiện Tà Chì Nhù là ngọn núi cao thứ 6 Việt Nam và được ví như một đại dương trên mây thu hút dân nghiền ảnh và những người đam mê trekking khám phá.
1385989-10200414850967664-4905-4969-6799
Bản làng yên bình trên đường lên đỉnh Tà Chì Nhù. 
Cung đường từ Hà Nội lên đỉnh Tà Chì Nhù phải đi qua Nghĩa Lộ, Trạm Tấu, rồi vào bản Xà Hồ. Từ trung tâm xã chỉ đi được xe thêm 6-7 km nữa là bạn phải gửi xe rồi bắt đầu hành trình leo núi đầy thử thách. So với đỉnh Fansipan thì Tà Chì Nhù thấp hơn nhưng đường lên đỉnh cao Yên Bái này khó khăn hơn gấp bội.
Còn đường mòn dẫn lên đến đỉnh gần như độc đạo, dựng đứng, đôi lúc như đi trên sống núi. Ngay từ chân núi sương mù đã bao vây, dày đặc. Vì thế các đoàn leo cứ lầm lũi, người nọ nối người kia, xuyên thẳng qua đám sương trắng mờ. Đó là còn chưa kể càng lên cao gió càng mạnh, nhiều đoạn bạn phải ngồi thụp xuống để tránh cái gió như quất vào mặt, rít lên từng hồi.
Dốc ngược lên tận đỉnh, tít tắp như không có đoạn nghỉ nên Tà Chì Nhù dễ làm người ta nản. Nhưng nếu không leo cố lên cao độ trên 2.000 m để cắm trại qua đêm thì bạn sẽ không thể chiêm ngưỡng được khoảnh khắc trên mây đẹp nhất lúc hoàng hôn và bình minh nắng sớm.
1375193-10200414830807160-1068-4962-6503
Khung cảnh như thảo nguyên trên đỉnh Tà Chì Nhù.
Cái mệt cùng hơi thở dốc như lẽo đẽo theo bạn trên mỗi bước chân, không biết đâu là điểm dừng khi hai bên cánh rừng già hun hút. Nhưng chỉ cần đi hết rừng nguyên sinh là đến khu rừng trúc. Màu xanh của lá, màu vàng của thân cây xen lẫn màu sương đục, lẩn khuất trên đầu những đám mây vờn vũ sẽ tiếp sức cho bạn trên hành trình chinh phục.
Dưới chân núi mây mù là thế nhưng ở trên cao khi trời còn sáng, bạn có thể thấy những vạt nắng nhẹ in trên màu mây trắng xốp. Tần ngần giây lát rồi chẳng mấy chốc bóng đêm đã đổ ụp xuống bất ngờ. Hạ trại và nhóm ánh lửa bập bùng trong đêm tối, xua tan cái lạnh thấu xương. Để rồi sáng sớm hôm sau chỉ cần mở mắt là bạn đã có thể chạm vào giấc mơ mây.
Tuy nhiên, biển mây thật sự chỉ thấy khi bạn ở trên đỉnh Tà Chì Nhù. Trên đường từ cao độ 2.000 m lên đến đỉnh bạn sẽ bắt gặp những triền đồi cây cỏ mọc lưng chừng bụng, màu lá xanh, hoa tím, trắng trải dài trông xa không khác nào một thảo nguyên rộng lớn. Thỉnh thoảng lại xuất hiện một đàn ngựa nhởn nhơ khiến bạn cứ ngỡ như mình đang lạc giữa bình nguyên của người du mục.
1375274-10200400393606239-9813-5274-2334
Biển mây trên độ cao 2.979 m.
Càng lên cao, mây càng nhiều nhưng không phải là lớp mây mù, đùng đục mà là từng mảng mây trắng phau, chờn vờn quanh đỉnh núi. Dưới cái nắng sớm trong vắt như pha lê, mây ánh lên màu hồng quyến rũ. Đi thêm chút nữa là những lán nuôi trâu, nuôi bò khiến khung cảnh trên cao không hề hiu hắt mà căng tràn nhựa sống.
Bước chân vội vã khi người leo núi như đuổi theo những đám mây lờ lững trên đầu, đến khi quay lại thì cả một biển mây bị bỏ lại sau lưng và đỉnh Tà Chì Nhù đã ở ngay trước mặt. Những quả đồi hiện ra trong tầm mắt như những hòn đảo giữa một biển mây trắng bồng bềnh. Trước mặt là “đảo” Tà Chì Nhù, xa hơn là “đảo” Tà Y Chơ, bên trái là “đảo” Tà Xùa, ảo mờ phía sau là "quần đảo" Phu Sung Song.
Có lẽ chưa bao giờ bạn cảm thấy mây và trời gần đến thế, như chỉ cần với tay là có thể chạm được mây. Những áng mây lúc này không ở trên đầu mà nằm ngang tầm mắt, khi thì lập lờ, mềm mại như dải lụa, lúc lại bông tơi, trắng xóa như kem bông. Theo đường chạy mặt trời những đám mây hiện lên rõ nét, tạo nên một khung cảnh thiên nhiên tuyệt diệu.
Những ngày nắng đẹp đầu đông là thời gian thích hợp để bạn chinh phục Tà Chì Nhù. Vì nắng không quá gắt và gió không quá lạnh sẽ giúp bạn leo không mất sức, đồng thời trời đủ xanh để những áng mây khoe được sắc trắng tinh khôi. Nếu không có nhiều thời gian bạn chỉ cần tranh thủ leo một ngày rưỡi là đủ. Nhớ mang theo lều trại, đồ ăn và thức uống (dù trên đường có suối lấy nước) để cắm trại qua đêm.
1376647-10200414850767659-2132721857-n_1
Những ngôi nhà dưới chân núi Tà Chì Nhù.
1383603-10200401421991948-1607376130-n.j
Triền đồi trên cao độ 2.000 m.
557238-10200401420911921-385750945-n.jpg
Màu tím hoa cỏ trải dài làm khung cảnh càng thêm lãng mạn.
1393794-10200401397391333-860867823-n.jp
Ngoài ngựa, trên Tà Chì Nhù người ta còn thả bò, trâu và dê...
1_1384761199.jpg
Những người leo núi thường chọn hạ trại quanh các bản trên đỉnh Tà Chì Nhù để tránh gió.
1381739-10200400402646465-1650597435-n.j
Những tia nắng cuối ngày trên Tà Chì Nhù.
1385128-10200401360910421-455645862-n_13
Bình minh trên đỉnh Tà Chì Nhù.
1384176-10200400383005974-1572403097-n.j
Đại dương mây trên đỉnh núi.
Bài: Vy An
Ảnh: Lê Hưng

Tà Chì Nhù - Thiên đường nơi hạ giới

Khám phá đỉnh núi cao thứ 6 Việt Nam là một trong những trải nghiệm khó quên với những người mê xê dịch.
Tà Chì Nhù, thuộc dãy Phu Song Sung theo cách gọi của người dân tộc Thái hay Chung Chua Nhà theo cách gọi của người dân tộc Mông, là đỉnh núi cao thứ 6 Việt Nam, nằm trong địa bàn huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Đây là đỉnh núi mơ ước của biết bao dân yêu leo núi vì nổi tiếng với biển mây ở lưng trời. Thời điểm đẹp nhất để ngắm mây là khoảng từ tháng 10 đến tháng 2 khi khí trời lành lạnh làm cho mây tụ về, cứ quanh quẩn bên núi mãi không tan.
Tôi biết đến Tà Chì Nhù một cách rất tình cờ. Được một người bạn rủ đi, tôi lên mạng tìm thông tin về đỉnh núi này thì tôi thấy... thôi rồi là đẹp, độ cao 2.979m, dài khoảng 8km cũng vừa sức mình. Thế là xách balo lên và đi.
Chúng tôi vượt qua 230km đường toàn đèo dốc tới Trạm Tấu và 6km cuối cùng mà dân phượt vẫn gọi là đường off-road để vào bản Xà Hồ. Gửi xe ở trại khai thác chì, chia đồ. Ai cũng háo hức vì sắp chinh phục được đỉnh cao mới.
Con dốc từ mỏ chì đi lên gần như là gắt nhất, gây sốc nhất. Nhưng là chặng đường đầu tiên nên ai ai cũng căng tràn sức sống, tưng bừng khí thế. Lúc bắt đầu xuất phát thì trời vẫn còn âm u và mù sương do đêm qua mới mưa. Nhưng càng lên cao thì trời càng khô ráo, bắt đầu đón những tia nắng đầu tiên.
Bước… bước… bước… không biết đã qua bao con dốc rồi. Đã mệt lắm rồi. Thế rồi có người chỉ: “Lên 3 cái cây kia là được nghỉ rồi, nướng gà ở đấy”. Nhìn 3 cái cây ở rất gần, tôi lại hăm hở bước tiếp.
Ấy thế mà đi mãi, 3 cái cây vẫn rất gần và rất xa như thế. Tự nhủ với lòng “Cứ đi là sẽ đến”. Rồi khi thấy cái cây thứ nhất ở ngay trước mắt, mọi mệt mỏi như tan biến. Hóa ra 3 cái cây không thẳng hàng như mình nghĩ. Nhưng việc "bò" lên từ cây này đến cây kia cũng không còn là điều gì đấy quá nặng nề. Mỗi lần đạt được một mục tiêu ngắn hạn, chúng ta lại cảm thấy hào hứng hơn, nhiệt tình hơn. Dù lên đến đây được biết còn lâu mới tới điểm hạ lều, còn lâu mới được nướng gà. Nhưng có hề gì, mình lại tràn trề sinh lực rồi.
Chinh phục Tà Chì Nhù khó, nhưng là cái giá của nó cả. Khi mà chặng đường ta đã qua chìm ngập trong biển mây, khung cảnh đẹp đến mê hồn, phút chốc ngẩn ngơ. Cái giá phải trả quả là xứng đáng.
Gió thổi lồng lộng, nền trời xanh ngắt một màu, mây trắng bồng bềnh ôm ấp núi. Đây liệu có phải là thiên đường? Nếu là thiên đường, làm sao để tôi có thể trở về với trần thế? Nếu chỉ là một giấc mơ, thì trong cuộc đời mỗi người có mấy lần được mơ giấc mơ như thế?
Trên đỉnh đồi cao, chút nắng rong chơi còn sót lại dần biến mất. Chúng tôi rảo bước thật nhanh để kịp đến nơi cắm trại trước lúc trời tối. Để còn kịp ngắm những tia nắng hoàng hôn cuối cùng trong ngày.
Đêm ấy, bên ánh lửa bập bùng, mặc cho những cơn gió vẫn rít gào xung quanh, chúng tôi xích lại gần nhau hơn. Những câu chuyện cứ tiếp nối đến tận khuya. Những con người xa lạ bỗng hóa thành tri kỷ.
Giữa đêm hoang liêu ấy, tôi không tài nào ngủ được, cứ thao thức chập chờn. Nằm trong lều nghe tiếng gió quần vũ xung quanh, tiếng bước chân của đàn ngựa dậy sớm, tiếng ma quái của núi rừng. Co quắp trong cái lạnh, tôi tự trấn an mình. Để rồi sáng hôm sau tỉnh dậy, là một ngày hoàn toàn mới, là bình minh nơi thiên đường.
Tà Chì Nhù không chỉ đẹp ở biển mây. Mà còn là nơi có những đàn ngựa được nuôi hoang dã. Cái đẹp của tự nhiên, của núi rừng hòa quyện lại. Tôi vẫn ngỡ ngàng không tin được mình lại may mắn đến thế.
Giấc mơ nào thì cũng phải kết thúc. Chúng tôi tiếp tục lên đường. Chân đã mỏi, gối đã trùng, nhưng trong tim ai cũng có một niềm hạnh phúc âm ỷ. Hạnh phúc vì đã chinh phục được giấc mơ.

hoanggiangfb@gmail.com

Hành trình chinh phục đỉnh cao thứ 10 ở Việt Nam

Cách Hà Nội 230 km, dãy Tà Xùa, đỉnh cao thứ 10 ở Việt Nam, gồm ba đỉnh núi hợp thành. Đây là ranh giới tự nhiên của hai tỉnh Yên Bái và Sơn La.

Có hai con đường để lên được đỉnh núi cao nhất là từ Trạm Tấu (Yên Bái) và Bắc Yên (Sơn La). Đỉnh cao nhất của dãy Tà Xùa có độ cao 2.865 m, trên đây còn dấu tích cột cờ của bộ đội ta cắm trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp.
Để chinh phục được ba đỉnh Tà Xùa bạn cần thời gian 3 ngày 2 đêm leo liên tục với những vật dụng cần thiết như: giầy leo núi, áo khoác, túi lều ngủ đêm, đèn pin và đặc biệt là nước sạch vì trên núi Tà Xùa không có suối, nguồn nước rất khó khăn và quá xa điểm nghỉ.
Dưới đây là hành trình chinh phục đỉnh Tà Xùa của một nhóm bạn trẻ đam mê phượt:
Ngay từ bản Công cảnh sắc đã rất sinh động với những thửa ruộng bậc thang, hoa dại, những em bé người Mông hồn nhiên và cuộc sống lao động chăm chỉ vui vẻ của đồng bào.
Ngay từ bản Công cảnh sắc đã rất sinh động với những thửa ruộng bậc thang, hoa dại.
Những em bé người Mông hồn nhiên và cuộc sống lao động chăm chỉ vui vẻ của đồng bào.
Những em bé người Mông hồn nhiên.
Ta-Xua-17-5370-1427945440.jpg
Con đường lên đỉnh núi số một liên tiếp những con dốc dài và rất cao. Chúng tôi xuất phát từ chân núi lúc 7h30 sáng, đi theo lối mòn dành cho người đi rừng.
Đường đi dưới những tán cây hoa đỗ quyên, hoa ban trắng cùng bạt ngàn rừng thông tuyệt đẹp.
Đường đi dưới những tán cây hoa đỗ quyên, hoa ban trắng cùng bạt ngàn rừng thông tuyệt đẹp.
Ta-Xua-20-3128-1427945440.jpg
Qua hết được những con dốc rất cao chúng tôi đến được mỏm núi đầu rùa. Ai cũng dừng chân nghỉ ở đây, khung cảnh vô cùng hùng vĩ với những biển mây ôm lấy những đỉnh núi.
Người bạn đồng hành không hẹn mà gặp, chú chó của Aku, người dẫn đường cho đoàn chúng tôi.
Người bạn đồng hành không hẹn mà gặp, chú chó của Aku, người dẫn đường cho đoàn chúng tôi.
Từ đây đường đỡ dốc hơn, men theo sườn các quả núi, đi trong mây để đến được điểm nghỉ trong thung lũng kín gió, dưới rừng hoa đỗ quyên lúc hoàng hôn xuống 17h.
Từ đây đường đỡ dốc hơn, chúng tôi men theo sườn các quả núi, đi trong mây để đến được điểm nghỉ trong thung lũng kín gió lúc 17h, dưới rừng hoa đỗ quyên lúc hoàng hôn xuống.
Hạ trại, nấu cơm tối dưới bếp lửa rừng đêm ấm áp.
Cả đoàn hạ trại, cùng nấu cơm tối dưới bếp lửa rừng đêm ấm áp.
5h sáng hôm sau nhổ trại để lên đỉnh núi số 1. Sau 3 giờ leo dốc liên tiếp bạn sẽ đến được đỉnh núi số 1, phóng tầm mắt xuống xương sống con khủng long mỏng sắc nhấp nhô. Gió khá lớn, đường nhỏ dốc rất khó leo, buộc phải rất thận trọng tránh những cơn gió, bám chắc cái bụi cây nhỏ để leo qua. Sống con khủng long hai bên bờ vực thoáng đãng trong đại dương mây trắng.
5h sáng hôm sau chúng tôi nhổ trại. Sau 3 giờ leo dốc liên tiếp đoàn chúng tôi đến được đỉnh núi số 1, phóng tầm mắt xuống xương sống con khủng long mỏng sắc nhấp nhô. Gió khá lớn, đường nhỏ dốc rất khó leo, buộc phải rất thận trọng tránh những cơn gió, bám chắc cái bụi cây nhỏ để leo qua. Sống con khủng long hai bên bờ vực thoáng đãng trong đại dương mây trắng.
Trong đoàn thay nhay cõng chiếc chóp inox thận trọng, chiếc chóp khá nặng khoảng 8kg nhưng nghĩ đến đích đến để cắm được chiếc chop như tiếp thêm sức mạnh cho chúng tôi.
Mọi người trong đoàn thay nhau cõng chiếc chóp inox. Chiếc chóp khá nặng khoảng 8kg nhưng nghĩ tới đích đến để cắm được chiếc chóp như tiếp thêm sức mạnh cho chúng tôi.
Qua được sống khủng long, nhìn được đỉnh núi cao nhất dãy Tà Xùa nếu trời quang mây. 9h chúng tôi tiêps tục chinh phục điểm đến của hành trình. Len lỏi trong rừng trúc rậm rạp, qua rừng đỗ quyên kín lối đi. 12h30: xa xa là đỉnh cao nhất, đỉnh núi mới bị cháy, những cây bị cháy, đổ ngổn ngang lối đi càng làm đường đi them khó khăn hơn. 13h30: đoàn chúng tôi đặt chân đến đỉnh cao nhất. Cảm giác vô cùng hạnh phúc, xúc động sau khi cùng nhau dựng chiếc chóp xuống đỉnh núi.
Qua được sống khủng long, nhìn được đỉnh núi cao nhất dãy Tà Xùa nếu trời quang mây. 9h chúng tôi tiếp tục chinh phục điểm đến của hành trình. Len lỏi trong rừng trúc rậm rạp, qua rừng đỗ quyên kín lối đi. 12h30: xa xa là đỉnh cao nhất, đỉnh núi mới bị cháy, những cây bị cháy, đổ ngổn ngang lối đi càng làm đường đi thêm khó khăn hơn. 13h30: đoàn chúng tôi đặt chân đến đỉnh cao nhất. Cảm giác vô cùng hạnh phúc, xúc động sau khi cùng nhau dựng chiếc chóp xuống đỉnh núi.
14h30: chúng tôi xuống núi, vuợt qua đỉnh núi số 3 để về lại sống khủng long (có một con đường khác không phải qua đỉnh số 3 nếu các bạn không có nhiêu thời gian, đi tắt theo sườn núi số 2 để về kịp trước khi trời tối).
14h30: chúng tôi xuống núi, vuợt qua đỉnh núi số 3 để về lại sống khủng long (có một con đường khác không phải qua đỉnh số 3 nếu các bạn không có nhiều thời gian, đi tắt theo sườn núi số 2 để về kịp trước khi trời tối). Hoàng hôn trên sống khủng long huyền ảo.
14h30: chúng tôi xuống núi, vuợt qua đỉnh núi số 3 để về lại sống khủng long (có một con đường khác không phải qua đỉnh số 3 nếu các bạn không có nhiêu thời gian, đi tắt theo sườn núi số 2 để về kịp trước khi trời tối).
Về lại trạm nghỉ cũ nghỉ qua đêm. 7h sáng hôm sau chúng tôi xuống núi. Đường về chỉ toàn dốc xuống rất dễ chùn chân nên rất thận trọng để không ngã nhưng chúng tôi cũng ngã liên tục. Cuối cùng chúng tôi nghĩ ra cách trượt xuống núi theo đường chuyển gỗ của người đi rừng rất nhanh. 11h trưa chúng tôi xuống đến chân núi, kết thúc hành trình chinh phục đỉnh cao thứ 10 Việt Nam.
Bạn muốn khám phá ý trí bản thân, muốn ngắm đại dương mây bao la và góp một phần bồi đắp cho chiếc chóp đánh dấu trên đỉnh cao 2.965 mét hãy một lần đến với Tà Xùa nhé - gian nan nhưng vô cùng thú vị.
Bạn muốn khám phá ý chí bản thân, muốn ngắm đại dương mây bao la và góp một phần bồi đắp cho chiếc chóp đánh dấu trên đỉnh cao 2.965 m hãy một lần đến với Tà Xùa nhé - gian nan nhưng vô cùng thú vị

Ta-Xua-3.jpg
Ta-Xua-4.jpg
Ta-Xua-5.jpg
Ta-Xua-6.jpg
Ta-Xua-8.jpg
Ta-Xua-13.jpg
Ta-Xua-18.jpg
Ta-Xua-23.jpg
Ta-Xua-24_1427945130.jpg
Ta-Xua-25.jpg
Ta-Xua-26.jpg
Ta-Xua-27.jpg
Ta-Xua-10.jpg
Bài & ảnh: Đức Cường - Adam Trương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét