Hai anh hùng trên đều đã hy sinh ngay trong cuộc chiến, người từ 2.000 năm trước và người từ hơn một thế kỷ trước.
Nền công nghiệp quốc phòng non trẻ Việt Nam có được những thành tựu ban đầu quý giá như hôm nay có cội rễ sâu xa trong tiến trình dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc trên mảnh đất hình chữ S yêu quý.
Hôm nay chúng tôi muốn gợi đôi dòng về hai bậc tiên liệt Cao Lỗ, Cao Thắng, hai vị tướng vừa có công chiến đấu, chỉ huy quân đội, vừa góp vào kho tàng chế tạo vũ khí chiếc nỏ thần “nỏ liên châu” bắn một lần được nhiều mũi tên đồng sắc nhọn và “khẩu súng 1874”.
Hai anh hùng trên đều đã hy sinh ngay trong cuộc chiến, người từ 2.000 năm trước và người từ hơn một thế kỷ trước.
Đấy là Cao Lỗ, không rõ năm sinh, chỉ biết năm mất là năm 184 trước công nguyên, thời An Dương Vương. Quê ông ở Vũ Ninh nay là huyện Quế võ, tỉnh Bắc Ninh. Cao Lỗ sáng chế ra nỏ liên châu và đưa vào huấn luyện cho binh sĩ, được xem như vũ khí thần dũng vô địch của nước Âu Lạc.
Ngày nay các nhà chế tạo vũ khí cùng các nhà sử học đã có dự án về chế tạo lại nỏ liên châu, được coi là như phát minh đầu tiên của công nghiệp quốc phòng nước ta.
Hôm nay chúng tôi muốn gợi đôi dòng về hai bậc tiên liệt Cao Lỗ, Cao Thắng, hai vị tướng vừa có công chiến đấu, chỉ huy quân đội, vừa góp vào kho tàng chế tạo vũ khí chiếc nỏ thần “nỏ liên châu” bắn một lần được nhiều mũi tên đồng sắc nhọn và “khẩu súng 1874”.
Hai anh hùng trên đều đã hy sinh ngay trong cuộc chiến, người từ 2.000 năm trước và người từ hơn một thế kỷ trước.
Đấy là Cao Lỗ, không rõ năm sinh, chỉ biết năm mất là năm 184 trước công nguyên, thời An Dương Vương. Quê ông ở Vũ Ninh nay là huyện Quế võ, tỉnh Bắc Ninh. Cao Lỗ sáng chế ra nỏ liên châu và đưa vào huấn luyện cho binh sĩ, được xem như vũ khí thần dũng vô địch của nước Âu Lạc.
Ngày nay các nhà chế tạo vũ khí cùng các nhà sử học đã có dự án về chế tạo lại nỏ liên châu, được coi là như phát minh đầu tiên của công nghiệp quốc phòng nước ta.
Thực nghiệm bắn mũi tên Cổ Loa và máy bắn nỏ tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Ảnh do Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cung cấp |
Ông mất lại vùng Lục Đầu. tại nhiều nơi trong nước, ở Bắc Ninh, Nghệ An, TP HCM có đền thờ tưởng niệm ông. Tại thủ đô Hà Nội, năm 2005 có đường Cao Lỗ đoạn từ ngã tư bưu điện Đông Anh quốc lộ 3, đến ngã tư nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi Việt – Nhật, huyện Đông Anh.
Hơn 2.000 năm sau, năm 1864 nước Việt lại xuất hiện danh tướng, nhà chế tạo súng của phong trào Văn Thân do cụ Phan Đình Phùng chỉ huy. Ông là Cao Thắng, cũng mang họ Cao. Ông quê xã Sơn Lễ, Hương Sơn, Hà tĩnh, ngay khi mới 10 tuổi đã làm liên lạc cho nghĩa quân Trần Quang Cán, sau đó được cụ Phan Đình thuật – anh ruột cụ Phan Đình Phùng đưa về nuôi dưỡng.
Thời gian khi cụ Thuật mất, Cao Thắng về quê làm ruộng, rồi lại bị vu cáo nên bị giam cầm. Năm 21 tuổi được thủ lĩnh Lê Ninh giải phóng trong cuộc tập kích nhà lao Hà Tĩnh, ông trở về quê nhà, cùng Cao Nữu em ruột và bạn chí hữu Nguyễn Đình Kiểu tập hợp 60 thanh thiếu niên quê nhà tham gia cuộc khởi nghĩa Hương Khê do tiến sĩ Phan Đình Phùng hưởng ứng lời kêu gọi của Vua Hàm Nghi.
Điểm đặc sắc là trong những ngày luyện quân, rèn quân và cầm quân, ông đã chỉ huy xây dựng một hệ thống căn cứ có tiến có thoái và cướp súng giặc để rồi chế tạo được 350 khẩu súng theo kiểu súng trường 1874 của Pháp.
Ông hy sinh năm 29 tuổi trong một trận đánh ác liệt. Cụ Phan Bội Châu tỏ lòng tương tiếc nhân cách và tài năng của ông: “…Ở Hà Tĩnh, trong khoảng 11 năm, nhiều người đã dũng cảm đánh nhau với Pháp, vất vả trăm trận trở thành danh tướng một thời, trong số ấy nổi bật có Chưởng doanh nghĩa binh là Cao Thắng…Thắng quả cảm, thiện chiến, thấy một cái súng tây mà có thể mô phỏng chế tạo ra súng tinh xảo không kém. Đánh nhau với Pháp, ông đã diệt được nhiều quân giặc, khiến chúng khiếp sợ… .”
Nhiều đường phố, trường học, trường kỹ nghệ thực hành ngày nay mang tên ông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét