Có lẽ không ở đâu mà kinh đô lại được bảo bọc bởi nhiều làng nghề dân dã như ở “đất vua” An Nhơn, Bình Định. Trăm năm đã qua, những làng nghề vẫn lặng lẽ sống, hiền lành và cần mẫn như chính những con người nơi đây.
Gốm Vân Sơn và tiếng vọng thời gian
Rời thành phố Quy Nhơn chừng 20km về hướng bắc, đến thị trấn Đập Đá, hỏi làng gốm đất nung Vân Sơn, ai cũng biết. Vân Sơn là làng nghề cổ nhất của Bình Định còn đến bây giờ.
Nắng sớm của một ngày tàn đông lấp lánh trên những rặng cây, những đụn rơm, màu trên những phôi gốm phơi la liệt trên những khoảnh sân trống. Những chiếc siêu sắc thuốc xếp hàng, những cái niêu nho nhỏ để kho cá đồng, cái trã đất lớp lớp… Mỗi vật dụng gốm xếp hàng trên sân, dọc ngõ, ven đường gợi nhớ về thời hoàng kim của gốm đất. Cứ ngỡ, sang thế kỷ 21 sẽ không còn chỗ cho đồ đất. Ấy vậy mà làng nghề vẫn túc tắc sống bởi đất với người Việt không chỉ còn là đất mà “đất đã hoá tâm hồn”.
Lắng tai! Nghe tiếng sôi của siêu nước, tiếng lép bép của nồi cơm đang khô… ta mới cảm nhận rõ hơn về thời gian, cảm nhận về một thời xa xưa khi mà gốm đất có mặt trong hầu hết gia đình Việt. Thả bước quanh làng gốm, tôi lại nghĩ đến những ngọn tháp Chăm. Gốm Vân Sơn khởi thuỷ ở Nhạn Tháp, liệu những người thợ gốm tài hoa Việt có kế thừa truyền thống sản xuất gốm của người Chăm thuở trước? Có lẽ cũng có phần nào. Chẳng phải bao đời nay, gốm của làng nghề vẫn mang vẻ đẹp ấm trầm, tươi như màu gạch tháp đó sao. Gạch xây các tháp Chăm nhẹ xốp và gần như không bị đóng rêu, lên mốc; gốm Vân Sơn cũng có những đặc tính tương tự.
Gốm Vân Sơn, không cầu kỳ, trau chuốt, nó hồn hậu, chân chất như chính những người dân xứ này. Nói không ngoa, gốm cứ lặng lẽ sống, lặng lẽ góp phần làm dày thêm những tầng văn hoá Bình Định.
Nắng sớm của một ngày tàn đông lấp lánh trên những rặng cây, những đụn rơm, màu trên những phôi gốm phơi la liệt trên những khoảnh sân trống. Những chiếc siêu sắc thuốc xếp hàng, những cái niêu nho nhỏ để kho cá đồng, cái trã đất lớp lớp… Mỗi vật dụng gốm xếp hàng trên sân, dọc ngõ, ven đường gợi nhớ về thời hoàng kim của gốm đất. Cứ ngỡ, sang thế kỷ 21 sẽ không còn chỗ cho đồ đất. Ấy vậy mà làng nghề vẫn túc tắc sống bởi đất với người Việt không chỉ còn là đất mà “đất đã hoá tâm hồn”.
Lắng tai! Nghe tiếng sôi của siêu nước, tiếng lép bép của nồi cơm đang khô… ta mới cảm nhận rõ hơn về thời gian, cảm nhận về một thời xa xưa khi mà gốm đất có mặt trong hầu hết gia đình Việt. Thả bước quanh làng gốm, tôi lại nghĩ đến những ngọn tháp Chăm. Gốm Vân Sơn khởi thuỷ ở Nhạn Tháp, liệu những người thợ gốm tài hoa Việt có kế thừa truyền thống sản xuất gốm của người Chăm thuở trước? Có lẽ cũng có phần nào. Chẳng phải bao đời nay, gốm của làng nghề vẫn mang vẻ đẹp ấm trầm, tươi như màu gạch tháp đó sao. Gạch xây các tháp Chăm nhẹ xốp và gần như không bị đóng rêu, lên mốc; gốm Vân Sơn cũng có những đặc tính tương tự.
Gốm Vân Sơn, không cầu kỳ, trau chuốt, nó hồn hậu, chân chất như chính những người dân xứ này. Nói không ngoa, gốm cứ lặng lẽ sống, lặng lẽ góp phần làm dày thêm những tầng văn hoá Bình Định.
Hương rượu Cù Lâm
Chỉ cần lắng nghe tiếng rơi của rượu trong vại sành lúc chưng cất, người ta có thể thẩm định được chất lượng của rượu. Ảnh: Tiến Đạt |
Rời làng gốm khi đã xế trưa. Mùa này, khung thời gian như hẹp lại, nắng trưa phơn phớt, gió lao xao trên đồng. Về làng rượu, chỉ mươi phút chạy xe máy. Thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, An Nhơn – làng rượu nhỏ, nép mình bên những hàng tre, làng nằm giữa những ruộng lúa xanh mướt.
Đến đầu thôn đã nghe hương rượu nồng nàn. Tới đây thấy lúa đồng đang chín/ Đứng lại nhìn thôn xa khói bay/ Không biết nhà ai đâu nấu rượu/ Thoang thoảng hương mùa đã muốn say (thơ Vũ Hữu Định). Làng vốn thanh bình với những đàn trâu thong thả về chuồng, tiếng gà lục cục gọi nhau... Về đến Cù Lâm mà tưởng như vừa chạy một mạch về làng quê Việt những năm 60, 70 của thế kỷ trước. Rượu nơi đây nặng hơn những nơi khác. Chỉ cần vài hớp là bạn có thể say say, nhưng chỉ sau một giấc ngủ, tỉnh dậy thấy người nhẹ tênh. Người xứ nẫu chắc không nhiều thời gian để khề khà. Họ uống đó, như chỉ để tận hưởng một chút rồi lại hối hả đi làm. Người làng rượu bảo rằng, nấu rượu có nghề, chỉ cần lắng nghe tiếng rơi của rượu trong vại sành lúc chưng cất và hương rượu thoáng qua là có thể thẩm định được chất lượng. Rượu chưng cất ở Cù Lâm – quen được gọi là rượu Bàu Đá, hương nồng nàn, trong veo, rót ra nghe giòn tan tiếng nước sủi tăm. Người ta nói, rượu Bàu Đá chỉ thật ngon khi nó được nấu bằng nguồn nước của chính cái bàu cùng tên. Cùng công thức đó nhưng hương rượu sẽ giảm đi nhiều khi nấu bằng nguồn nước khác. Và một điều kỳ lạ là cũng nguồn nước đó, công thức đó, nguyên liệu và con người đó nhưng khi đem chưng cất ở ngoài không gian thôn Cù Lâm thì rượu cũng mất đi mấy phần thơm ngọt.
Đến đầu thôn đã nghe hương rượu nồng nàn. Tới đây thấy lúa đồng đang chín/ Đứng lại nhìn thôn xa khói bay/ Không biết nhà ai đâu nấu rượu/ Thoang thoảng hương mùa đã muốn say (thơ Vũ Hữu Định). Làng vốn thanh bình với những đàn trâu thong thả về chuồng, tiếng gà lục cục gọi nhau... Về đến Cù Lâm mà tưởng như vừa chạy một mạch về làng quê Việt những năm 60, 70 của thế kỷ trước. Rượu nơi đây nặng hơn những nơi khác. Chỉ cần vài hớp là bạn có thể say say, nhưng chỉ sau một giấc ngủ, tỉnh dậy thấy người nhẹ tênh. Người xứ nẫu chắc không nhiều thời gian để khề khà. Họ uống đó, như chỉ để tận hưởng một chút rồi lại hối hả đi làm. Người làng rượu bảo rằng, nấu rượu có nghề, chỉ cần lắng nghe tiếng rơi của rượu trong vại sành lúc chưng cất và hương rượu thoáng qua là có thể thẩm định được chất lượng. Rượu chưng cất ở Cù Lâm – quen được gọi là rượu Bàu Đá, hương nồng nàn, trong veo, rót ra nghe giòn tan tiếng nước sủi tăm. Người ta nói, rượu Bàu Đá chỉ thật ngon khi nó được nấu bằng nguồn nước của chính cái bàu cùng tên. Cùng công thức đó nhưng hương rượu sẽ giảm đi nhiều khi nấu bằng nguồn nước khác. Và một điều kỳ lạ là cũng nguồn nước đó, công thức đó, nguyên liệu và con người đó nhưng khi đem chưng cất ở ngoài không gian thôn Cù Lâm thì rượu cũng mất đi mấy phần thơm ngọt.
Nón lá chợ “gà gáy"
Chợ nón đêm “gà gáy”. Ảnh: Hiệp Mỹ |
Gọi là nón Gò Găng nhưng không phải nó được làm ở Gò Găng. Phần nhiều làm ở Nhơn Thành, Phú Gia (Cát Tường, Phù Cát), và Gò Găng là nơi họp chợ thôi. Nón Gò Găng có nét đặc trưng riêng, không quá mềm mại như nón Huế, cũng không quá “điệu đà” như chiếc nón quai thao. Nó chắc chắn, đủ bền để cùng người đi qua mùa mưa nắng miền Trung. Chợ nón Gò Găng nhóm mỗi ngày, bắt đầu vào quãng 3 giờ sáng và tan khi tiếng gà sang canh báo bình minh. Cũng vì vậy mà nhiều người vẫn quen gọi là “chợ gà gáy”
Đêm đó, tôi xin ở nhờ nhà một bà cụ có hơn 50 năm làm nón. Khi trời còn tối đen nghe tiếng gọi khẽ của cụ “Cô ơi! Dậy đi chợ”. Mắt còn cay xè, tôi lẽo đẽo theo chân bà ra chợ. Bà cụ đội khoảng 30 cái nón, vừa đi vừa nói: “Bao năm, cứ ngủ đến giờ này là thức, quen rồi. Hôm nào trời mưa, không đi chợ được, nằm trằn trọc đến sáng”.
Chợ họp ở ngay ngã ba đường. Chỉ khoảng vài chục người mua bán với từng ấy ngọn đèn dầu. Chợ – nhưng không ồn ào, người ở đây biết nhau đã nhiều năm. Trong đêm, không rõ mặt người nhưng cái giọng nằng nặng những tiếng “sao na”, “dẫy hử”, “tời quơi”… của người xứ nẫu nghe chân chất. Cái lành lạnh của sương sớm đổ dài trên nền đất, ánh sáng loe loét đèn dầu cho cảm giác yên bình ngay khi đắm mình trong phiên chợ quê. Gà râm ran gáy, người dân quê bắt đầu thổi lửa, đón ngày mới… ra đồng.
Mươi năm trước, nhiều người cho rằng thời cáo chung của những làng nghề Bình Định đang đến. Làng gốm, làng nón, làng rượu, làng đan, làng khảm xà cừ, làng bún, làng bánh tráng… rồi sẽ chiếm những chỗ trang trọng trong… bảo tàng. Nhưng mọi sự không xấu như thế. Người ta bảo đó là do tỉnh nhà có nhiều nỗ lực chấn hưng làng nghề. Nhưng tôi còn tin ở sức sống bắt rễ từ những tầng văn hoá trầm tích hàng trăm năm ở đây.
Những niêu cơm vẫn thơm nức hương gạo mới ở nhiều nhà hàng, hương vị rượu Bàu Đá vẫn dư sức mê hoặc lòng người. Chợ nón vẫn họp và ngày càng nhiều người tò mò về thăm. Nhiều phiên, người xem chợ còn đông hơn cả người mua bán nón. Cái giản dị, hồn hậu của những làng nghề ở đất vua Bình Định cứ thầm lặng đan vào cuộc sống, nương theo những dòng chảy mà len tới hôm nay.
Chợ họp ở ngay ngã ba đường. Chỉ khoảng vài chục người mua bán với từng ấy ngọn đèn dầu. Chợ – nhưng không ồn ào, người ở đây biết nhau đã nhiều năm. Trong đêm, không rõ mặt người nhưng cái giọng nằng nặng những tiếng “sao na”, “dẫy hử”, “tời quơi”… của người xứ nẫu nghe chân chất. Cái lành lạnh của sương sớm đổ dài trên nền đất, ánh sáng loe loét đèn dầu cho cảm giác yên bình ngay khi đắm mình trong phiên chợ quê. Gà râm ran gáy, người dân quê bắt đầu thổi lửa, đón ngày mới… ra đồng.
Mươi năm trước, nhiều người cho rằng thời cáo chung của những làng nghề Bình Định đang đến. Làng gốm, làng nón, làng rượu, làng đan, làng khảm xà cừ, làng bún, làng bánh tráng… rồi sẽ chiếm những chỗ trang trọng trong… bảo tàng. Nhưng mọi sự không xấu như thế. Người ta bảo đó là do tỉnh nhà có nhiều nỗ lực chấn hưng làng nghề. Nhưng tôi còn tin ở sức sống bắt rễ từ những tầng văn hoá trầm tích hàng trăm năm ở đây.
Những niêu cơm vẫn thơm nức hương gạo mới ở nhiều nhà hàng, hương vị rượu Bàu Đá vẫn dư sức mê hoặc lòng người. Chợ nón vẫn họp và ngày càng nhiều người tò mò về thăm. Nhiều phiên, người xem chợ còn đông hơn cả người mua bán nón. Cái giản dị, hồn hậu của những làng nghề ở đất vua Bình Định cứ thầm lặng đan vào cuộc sống, nương theo những dòng chảy mà len tới hôm nay.
Việt Báo (Theo SGTT)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét