Khu vực dành riêng cho Hoàng đế - Cấm Thành xưa:
|
Điện Long Thiên (1870). Ảnh: Musée Guimet, Gsell. |
|
Lầu Đoan Môn (1884 – 86). Ảnh: Hocquard. |
|
Điện Long Thiên chuyển thành trạm lính phòng thủ (1884 – 86). Ảnh: Hocquard. |
|
Bậc thềm điện Long Thiên được xây công sự bảo vệ (khoảng 1890). Ảnh: ASEMI. |
2. Phá hủy và chuyển đổi bên ngoài thành (1883 – 1894)
|
Một phần tư phía Đông Nam: trại lính và đội bộ binh (1895). Ảnh: ASEMI. |
|
Nhà thờ St. Joseph xây năm 1886 trên khu đất của Pháp Báo Thiên bị phá hủy năm 1884 (ảnh chụp năm 1888 - 91). Ảnh: ASEMI. |
|
Chùa Báo Ân bị phá năm 1888 để xây Sở Bưu điện. Ảnh: BNF. |
3. Những dấu tích cuối cùng của các công trình:
|
Bậc thềm điện Long Thiên (1928). Ảnh: EFED. |
|
Lầu Đoan Môn trùng tu (không rõ năm). Ảnh: EFED. |
|
Đường số 53, đại lộ Victor Hugo, nay là đường Hoàng Diệu (không rõ năm). Ảnh: EFED |
. Di tích của tường thành cổ
|
Sau chiến tranh chỉ còn thành Cửa Bắc. Thành Cửa Bắc có tường bao quanh nhìn từ bên ngoài (1910). |
|
Thành Cửa Bắc từ bên trong. |
5. Xây dựng các tòa nhà quân sự mới
|
Doanh trại Bộ binh thuộc địa (không rõ năm) (bưu ảnh). |
|
Doanh trại Bộ binh thuộc địa (1886). Ảnh: SHD. |
6. Bộ mặt mới của Hà Nội:
|
Chùa Một Cột 1888 – 91. Ảnh: SHD, Trumelet Faber. |
|
Văn Miếu và thành Hà Nội (1929). Ảnh: ASEMI
|
Thành Hà Nội: Từ chuyển đổi đến phá hủy ở thế kỷ 19
Triển lãm “Từ chuyển đổi đến phá hủy thành Hà Nội thế kỷ 19” tại Trung tâm Văn hóa Pháp (Hà Nội) cho người xem cái nhìn tổng quát và khoa học về một thời kỳ lịch sử biến động của Thăng Long Hà Nội.
>
Hoàng thành Thăng Long xưa và nayTheo tài liệu của người Pháp, năm 1802, Gia Long lên ngôi Hoàng đế và chuyển kinh thành về Huế. Thăng Long mất đi vị thế trung tâm chính trị, không còn Hoàng thành hay Cấm thành nữa. Một tòa thành mới theo kiểu Vauban được dựng lên, làm xáo trộn không gian đô thị. Gia Long chia lãnh thổ quốc gia ra làm ba vùng: vùng đất kinh đô mới Huế, miền Nam gọi là tổng trấn Gia Định, miền Bắc gọi là Bắc Thành gồm 11 trấn.
|
Toàn cảnh thành Hà Nội nhìn từ Cửa Đông (1873). Ảnh: Musée Guimet, Gsell |
Năm 1831, Thăng Long đổi tên là Hà Nội. Tại đây vẫn diễn ra các lễ sắc phong của các vị vua Gia Long (1804), Minh Mạng (1821) và Thiệu Trị (1841). Năm 1841, Trung Hoa mới chấp nhận Huế làm kinh đô, lễ sắc p
hong được chuyển về Huế. Các cung điện còn lại ở Thăng Long bị vua Tự Đức phá bỏ.
Hà Nội chỉ còn là thủ phủ của tỉnh cùng tên. Trong suốt thế kỷ 19, Thăng Long - Hà Nội không được giữ vai trò tổ chức các kỳ thi lớn. Văn Miếu kinh đô Thăng Long xưa bị hạ cấp thành Văn Miếu của tỉnh Hà Nội, không còn là nơi triều đình long trọng dựng các lấm bia đá ghi tên Tiến sĩ như thuở nào...
Nhiều tư liệu, hình ảnh quý về thành Hà Nội giai đoạn từ khi chưa có sự can thiệp của thực dân (những năm 1880) cho tới khi bị phá hủy (năm 1897) và tái tạo (từ sau đó đến năm 1930) đang được trưng bày tại Trung tâm Văn hóa Pháp L'Espace từ ngày 24 đến 29/9.
Trong 15 năm, từ lúc Pháp chiếm thành lần hai (1882) cho đến khi việc phá hủy thành kết thúc (1897), thành Hà Nội đã có sự thay đổi lớn. Hoàng cung, dinh thự, các công trình tôn giáo... bị phá bỏ để xây mới những tòa nhà dân sự và quân sự: phá chùa Báo Ân để xây Sở Bưu điện (1888), phá tháp Báo Thiên để xây nhà thờ St. Joseph (1886), các doanh trại bộ binh thuộc địa mới dựng...
|
Điện Long Thiên xây trên nền điện Kính Thiên, hạt nhân chính trong tổng thể các địa danh lịch sử của Thành cổ Hà Nội. (1884 - 86). Ảnh: Hocquard. |
Triển lãm là ý tưởng của PGS nhân chủng học Oliver Tessier, thành viên Viện Viễn Đông Bác Cổ (Pháp). Ông đã nghiên cứu về nhân chủng học và Việt Nam từ hơn 20 năm nay.
Hình ảnh, tư liệu trong triển lãm được sưu tập kỳ công từ nhiều nguồn nước ngoài: Viện Viễn Đông Bác Cổ (Pháp), Thư viện quốc gia Pháp, Trung tâm lưu trữ quốc gia hải ngoại, Bảo tàng Guimet, Trung tâm lưu trữ lịch sử Bộ Quốc phòng Pháp, kho tư liệu ảnh ASEMI thuộc Thư viện Đại học Nice Sophia - Antipolis, bưu ảnh...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét