(TNTT>) Hành tây ( Allium cepa L. ) là loại cây thảo có giò phình to gọi là củ hành.Củ hành gồm nhiều vẩy thịt tức là các bẹ lá chứa nhiều chất dinh dưỡng. Hình dạng có khác nhau tùy giống như: hình cầu, hình cầu hơi dẹt, bầu dục, hình bầu dục dài. Thường có màu trắng, vàng hoặc tím.
Món gỏi cật heo-hành tây được xem là món ăn rất có ích cho người
đàn ông trong chuyện phòng the. Đây là món ăn dễ thực hiện với vật liệu
đơn giản mà có hiệu quả tốt. Cách làm như sau: 2 trái cật heo làm sạch,
khứa vẩy rồng và cắt làm 3 hoặc 4 miếng vừa ăn. Cho vào nồi nước sôi có
pha ít muối và rượu trắng, trụng đến khi thấy các vết khứa nở ra thì
vớt ra để ráo.Hành tây 1 củ cắt mỏng theo chiều dọc.Phi tỏi trong chảo
cho thơm rồi nêm dầu hào, muối, đường cho vừa miệng. Dùng nước xốt này
để trộn cật heo và hành tây, thêm một số rau gia vị như hành lá, ớt,
gừng cùng với hành tỏi phi. Trộn đều rồi cho ra đĩa. Dùng trong bữa cơm.
Ngoài ra, hành tây còn có nhiều tác dụng hữu ích khác:
Hành tây được người phương Tây sử dụng làm rau ăn từ rất lâu đời.Người Việt Nam đã nhập trồng thành công và sử dụng thông dụng trong các bữa ăn dưới dạng trộn dầu giấm ăn sống, trộn chung trong đĩa xà lách, làm tăng hương vị cho các món gỏi ( gỏi ngó sen, gỏi cóc, gỏi su hào, gỏi dưa leo…), xào với các loại thịt, trứng, nấu xúp, cà-ri…
Trong 100g hành tây có chứa các chất sau: nước 88g, protid 1,8g, glucid 8,3g, chất xơ 0,1g, tro 0,8g;các chất khoáng vi lượng : Ca 38mg, P 58mg, Fe 0,8 mg;các vitamin : B1 0,03mg, B2 0,04mg, PP 0,02mg, C 10mg, caroten 0,03mg. Ngoài ra còn có các nguyên tố: Na, K, S, Si; acid acetic, disulfur allyl và propyl, dầu bay hơi, glucokinin, oxydase và diatase…
Hành tây có tác dụng kích thích, lợi tiểu, hòa tan và làm giảm urê và chlorua, dễ tiêu hóa, sát khuẩn, chống nhiễm khuẩn, trị ho, giúp an thần nhẹ, chống đau nhức, mệt mỏi, bổ thần kinh, bổ dưỡng cơ thể; giúp phòng ngừa huyết khối, đái tháo đường, các bệnh ngoài da…
Hành tây thường được khuyên dùng trong các trường hợp như: suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, đi tiểu ít, phù thũng, thừa urê huyết, tăng chlorua huyết, đầy hơi, giảm nhu động ruột, viêm nhiễm đường tiết niệu, sinh dục, suy giảm sinh dục, đái tháo đường, béo phì, xơ cứng động mạch, cao huyết áp, ký sinh trùng đường ruột, cảm cúm, nhức đầu… Ngày dùng 50-100g trong các bữa ăn hoặc ngâm trong nước nóng để ăn.
Dùng ngoài: rửa sạch, giã nhuyễn đắp giúp làm dịu da, sát khuẩn, tan sưng, chống đau trong các trường hợp mụn nhọt, chín mé, chân bị nứt nẻ, vết thương lở loét, ong hoặc rệp đốt.
Dùng để xua muỗi: cắt đôi củ hành tây hoặc vò nhẹ rồi để cạnh giường ngủ.
Ngoài ra, hành tây còn có nhiều tác dụng hữu ích khác:
Hành tây được người phương Tây sử dụng làm rau ăn từ rất lâu đời.Người Việt Nam đã nhập trồng thành công và sử dụng thông dụng trong các bữa ăn dưới dạng trộn dầu giấm ăn sống, trộn chung trong đĩa xà lách, làm tăng hương vị cho các món gỏi ( gỏi ngó sen, gỏi cóc, gỏi su hào, gỏi dưa leo…), xào với các loại thịt, trứng, nấu xúp, cà-ri…
Trong 100g hành tây có chứa các chất sau: nước 88g, protid 1,8g, glucid 8,3g, chất xơ 0,1g, tro 0,8g;các chất khoáng vi lượng : Ca 38mg, P 58mg, Fe 0,8 mg;các vitamin : B1 0,03mg, B2 0,04mg, PP 0,02mg, C 10mg, caroten 0,03mg. Ngoài ra còn có các nguyên tố: Na, K, S, Si; acid acetic, disulfur allyl và propyl, dầu bay hơi, glucokinin, oxydase và diatase…
Hành tây có tác dụng kích thích, lợi tiểu, hòa tan và làm giảm urê và chlorua, dễ tiêu hóa, sát khuẩn, chống nhiễm khuẩn, trị ho, giúp an thần nhẹ, chống đau nhức, mệt mỏi, bổ thần kinh, bổ dưỡng cơ thể; giúp phòng ngừa huyết khối, đái tháo đường, các bệnh ngoài da…
Hành tây thường được khuyên dùng trong các trường hợp như: suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, đi tiểu ít, phù thũng, thừa urê huyết, tăng chlorua huyết, đầy hơi, giảm nhu động ruột, viêm nhiễm đường tiết niệu, sinh dục, suy giảm sinh dục, đái tháo đường, béo phì, xơ cứng động mạch, cao huyết áp, ký sinh trùng đường ruột, cảm cúm, nhức đầu… Ngày dùng 50-100g trong các bữa ăn hoặc ngâm trong nước nóng để ăn.
Dùng ngoài: rửa sạch, giã nhuyễn đắp giúp làm dịu da, sát khuẩn, tan sưng, chống đau trong các trường hợp mụn nhọt, chín mé, chân bị nứt nẻ, vết thương lở loét, ong hoặc rệp đốt.
Dùng để xua muỗi: cắt đôi củ hành tây hoặc vò nhẹ rồi để cạnh giường ngủ.
Lương y Đinh Công Bảy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét