Thu Bồn là dòng sông lớn của Quảng Nam và
cả miền Trung, nối Ngọc Linh - dãy núi thiêng của Trường Sơn có đỉnh cao
gần 2.600m với biển Đông qua cửa Đại. Chảy cùng dòng sông là những bến
cảng, những nền văn minh lớn với những kinh đô, thành quách, những phố
thị cổ xưa cùng những thôn làng rần rật mạch sống hôm nay.
Là một trong những dòng sông nội địa có lưu
vực lớn nhất ở nước ta, Thu Bồn với dòng chảy hết sức cuồng mãnh như
góp phần rèn đúc sức dẻo dai cho những con người sống cùng con nước...
Cảng thị của "con đường tơ lụa trên biển"
TTO - Đứng trên cầu Câu Lâu bắc qua Thu Bồn trên quốc
lộ 1 nhìn lên hướng tây không ai có thể nhận ra đâu là dãy Ngọc Linh
giữa Trường Sơn ngút mắt. Nhưng nhìn xuống hướng đông không xa là có thể
thấy cửa Đại, nơi dòng nước Thu Bồn hòa với biển Đông.
Cảnh đặc trưng của dòng Thu Bồn ở đoạn trung nguồn - Ảnh: H.V.M. |
Nằm cách cửa Đại không đầy 2km về hướng tây nam bên bờ
hữu Thu Bồn nơi có cảng cá và bến thuyền nhỏ, khó có ai hình dung đây
từng là một thương cảng quốc tế của "Con đường tơ lụa trên biển", tiền
thân của cảng thị Hội An vang tiếng nằm ngay phía bên kia...
Cảng xưa, chùa cũ
Mới mờ sáng bến An Lương đã có nhiều thuyền cá cập bến
và thuyền đưa khách vượt Thu Bồn sang phường Cửa Đại và phố cổ Hội An.
Cảnh trên bến dưới thuyền càng rộn rịp khi hàng chục xe đông lạnh nối
nhau chờ lấy cá, công nhân các xưởng cá đưa cá philê ra phơi bên bãi.
Trong gió sớm, mùi nước mắm phả ra từ những lò lọc quanh chợ thật ấn
tượng.
Bến chợ An Lương nay thuộc thôn An Lương, xã Duy Hải,
huyện Duy Xuyên, nhưng nhiều người vẫn gọi đây là bến chợ Trung Phường
dù Trung Phường nay là một thôn nằm kề dưới An Lương. Tiếng tăm một thời
của một cảng thị Trung Phường to lớn bên bờ Thu Bồn đã in đậm trong tâm
thức cư dân vùng hạ Thu Bồn dù họ chỉ được nghe kể lại.
“Ông cha mình truyền lại rằng Trung Phường là một
thương cảng lớn của người Chăm xưa. Tàu thuyền các nước từ Trung Hoa,
Nhật Bản cho đến Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha... thường cập cảng Trung Phường
để lấy hàng hóa như tơ lụa, quế, cau, trầm hương cũng như lấy thêm
lương thực, nước ngọt...” - lão làng Nguyễn Thọ (91 tuổi) ở sát chợ An
Lương kể.
Cảng Trung Phường xưa nằm dưới bến chợ An Lương chỉ
chừng dăm trăm mét, là chỗ cuối cùng của hữu ngạn Thu Bồn. Dấu tích cảng
xưa còn lại là một âu thuyền bị bồi lấp, nay được gọi là bàu Trung
Phường, nằm bên doi cát lớn sát biển - một dâu bể tận cùng do dòng chảy
cuồng bạo của con nước Thu Bồn mùa lũ.
Kề doi cát biển và bàu Trung Phường nay vẫn là làng mạc
với ít nhất năm giếng nước của người Chăm xưa còn lại. Giếng được xây
bằng loại gạch mà người Chăm đã dùng để xây tháp, ngâm mình dưới nước
ngót ngàn năm nay vẫn không bị hư hại, là nơi cung cấp nước ngọt cho các
tàu thuyền cập cảng.
Chùa Thanh Lương vẫn được quen gọi chùa Trung Phường, được xây trên nền chùa Trung Phường xưa - nơi hành hương, cúng bái của các thương nhân nước ngoài thời xưa mỗi khi cập cảng Trung Phường - Ảnh: H.V.M. |
Cầu Cửa Đại - cây cầu cuối dòng Thu Bồn đang được xây để mở rộng đô thị du lịch Hội An sang bờ nam Thu Bồn gồm các xã Duy Hải, Duy Nghĩa (huyện Duy Xuyên) - Ảnh: H.V.M. |
Một di sản của Trung Phường ghi dấu "Con đường tơ lụa
trên biển" là ngôi chùa với rất nhiều vật cúng dường từ thương nhân các
nước. Qua nhiều lần được trùng tu rồi xây lại, ngôi chùa nay có tên là
Thanh Lương nhưng vẫn được quen gọi là chùa Trung Phường.
Ông Nguyễn Tấn Ngọc - trưởng ban trị sự chùa Trung
Phường - kể ngôi chùa lúc khởi nguyên vốn được xây toàn bằng gạch Chăm,
là nơi hành hương, cúng bái của những người đi trên tàu buôn mỗi khi cập
cảng.
“Không đếm hết được số tượng những thương nhân nước
ngoài tặng cho chùa Trung Phường. Do bị bom đạn trong chiến tranh làm
sập chùa, tượng bị mất gần hết. May là pho tượng Đức Thích Ca do thương
nhân Nhật tặng còn giữ lại được, còn pho tượng Phật của người Chăm lưu
lại thì chỉ còn lại phần đầu. Tiếc lắm...”, ông Ngọc kể.
Phố cổ và những cù lao
Phố cổ Hội An trông đẹp hơn khi đứng từ cồn An Hội nhìn
sang. Phần tặng vật độc đáo nhất mà Thu Bồn cho cư dân vùng cuối dòng
là những “cù lao” mà khi chảy đến đây sông chẻ dòng ra làm nhiều nhánh
rồi tải phù sa về bồi đắp để những bãi cồn được mình bao bọc mỗi năm một
rộng lớn thêm.
Cồn An Hội nay đường đường là phố phường hiện đại khi
được nối liền với phố thị Hội An bằng những cây cầu bắc qua sông Hoài -
một nhánh chẻ rất ngắn của Thu Bồn. Theo người dân nơi đây, cồn cũng chỉ
mới có được diện tích như bây giờ qua sự bồi đắp phù sa dăm chục năm
qua.
Cũng bởi dòng chảy Thu Bồn trào tuôn dữ dội vào mùa lũ,
những bến cảng ở cuối dòng sông này thời trước thường mau bị bồi lấp.
Thương cảng Trung Phường đã bị xóa sổ trên bản đồ "Con đường tơ lụa trên
biển" để nhường chỗ cho Hội An ở phía đối diện. Và rồi thương cảng mới
bên sông này lại cũng bị phế bỏ như cảng thị Trung Phường một phần cũng
vì vậy.
Những làng quê bên sông ở các “ốc đảo” Cẩm Kim, Cẩm Nam, Cẩm Thanh đẹp thế này luôn thu hút khách đến - Ảnh: H.V.M. |
Phố cổ Hội An đẹp một phần nhờ đứng cạnh bên sông - Ảnh: H.V.M. |
Cảng mất, nhưng phố thị vẫn còn. Hội An đẹp nhờ có Thu
Bồn làm gương cho phố soi hình. Có đi thuyền từ An Lương hay Nồi Rang -
những bến đò nằm ở hữu ngạn Thu Bồn, nhìn sang mới thấy cái đẹp của phố
thị Hội An bên mép nước một đại giang. Sau ngày Hội An trở thành di sản
văn hóa thế giới (1999), lượng du khách đến đây mỗi năm càng tăng.
Bên cạnh những sản phẩm du lịch nhất định của phố cổ,
niềm hứng khởi thêm vào cho du khách chính là đi thuyền trên sông Thu
Bồn. Và cũng chính con sông này đã dẫn dắt khách du mở rộng bước chân
khám phá, kéo dài thêm thời gian lưu trú của họ khi đến Hội An. Những
“cù lao” Cẩm Nam, Cẩm Thanh, Cẩm Kim bên dòng sông lồng lộng đã cho họ
những “toa” khám phá thiên nhiên, cuộc sống và con người vùng sông nước,
bãi biền kề bên phố thị đầy hấp dẫn.
Từ Hội An, chỉ cần thuê xe đạp hay bách bộ vượt cầu đến
Cẩm Nam, Cẩm Thanh hay đi đò sang Cẩm Kim là có thể hưởng được bầu
không khí trong lành tỏa ra từ sông nước, bãi biền cùng vườn tược ngát
xanh.
“Nói thiệt, Hội An mà thiếu các điểm đến này sẽ ít hấp dẫn du khách...”, ông Phạm Đức Bàng, một cư dân Hội An, nói.
Trăm năm làng nghề
Những làng nghề 400-500 năm tuổi ở xứ Quảng phần nhiều
đều ở bên mép nước vùng hạ Thu Bồn. Sông chở nghề đi - nhiều người đã
nói vậy bởi cho rằng Thu Bồn là thủy lộ vận chuyển chính yếu thời xưa
nên những người làm nghề đã chọn định cư bên sông. Làng mộc Kim Bồng,
làng gốm Thanh Hà, làng đúc đồng Phước Kiều quanh phố cổ Hội An là những
làng nghề hàng trăm năm tuổi còn tồn tại, thu hút nhiều du khách.
|
Kinh đô lụa là
TTO - Qua những biến thiên, lưu vực những con sông lớn
như một chiếc nôi lưu giữ những trầm tích văn hóa mà những người đến sau
có thể từ đó khám phá ra phần nào quá khứ. Thu Bồn là một dòng sông như
thế...
Cảng cá mới hình thành trên sông Thu Bồn, đoạn dưới làng Thanh Chiêm và trên phố cổ Hội An. Hình ảnh đoàn kình ngư khiến liên tưởng đến đoàn tàu hùng hậu của thủy quân chúa Nguyễn ở dinh trấn Thanh Chiêm thuở xa xưa, cách Hội An chừng 7 km về hướng tây |
Ngồi thuyền từ bến Nồi Rang hay bến An Lương để vượt
Thu Bồn sang đô thị Hội An ai cũng thấy cù lao Chàm với những dãy núi
cao giăng giăng trước cửa Đại. Rồi theo đường thẳng cù lao Chàm - cửa
Đại nhìn lên phía tây lại cũng là những dãy núi cao với mỏm nhọn hiện
ra.
Kinh thành cổ Trà Kiệu - Simhapura
Những dãy núi đó là bức tường thành của thung lũng Mỹ
Sơn - nơi có khu đền tháp Chăm là di sản văn hóa thế giới. Dưới Mỹ Sơn
không xa, cũng trên đường thẳng cù lao Chàm - cửa Đại - Mỹ Sơn, là di
tích kinh thành cổ Trà Kiệu, có tên gọi Simhapura - kinh thành Sư tử của
người Chăm xưa.
Simhapura nằm kề bờ hữu Thu Bồn được xây dựng bởi vua
Bhadravarman (380-413) và chỉ mới được các học giả người Pháp phát hiện
rồi khai quật vào những năm 1927-1928. Quả thực người Chăm xưa đã có một
cái nhìn thông suốt về địa lý - chính trị - kinh tế khi chọn Trà Kiệu
làm kinh đô với ưu thế của Thu Bồn trong việc kết nối giao thông nội
vùng và cả với bên ngoài vương quốc.
Do bị cư dân xâm chiếm làm nhà cửa, công trình tôn
giáo, kinh thành cổ này chỉ còn lại một đoạn thành phía Nam dài 1.500m
(rộng 30m, cao 3m) còn khá nguyên vẹn. Trong khá nhiều những di vật và
thông tin thu được từ cuộc khai quật đầu tiên của nhà khảo cổ học J. Y.
Claeys, di vật vô giá mà Simhapura để lại cho đời là “đài thờ vũ nữ Trà
Kiệu” có kích thước lớn, bằng sa thạch, được trưng bày ở Bảo tàng
Chăm Đà Nẵng.
Nhà thờ Ngũ Xã Trà Kiệu, nơi thờ phụng 13 vị tiền hiền mở đất, là di tích lịch sử cấp quốc gia (2005) - Ảnh: H.V.M. |
Sau bao biến động, đổi thay, vùng Simhapura hoang phế
nằm sát núi kề sông lại mở ra trang mới với công cuộc mở đất đầy cảm
động của những lớp di dân mới.
541 năm trước, 13 di dân vùng Thanh Hóa, Nghệ An đã vào
Trà Kiệu khai khẩn vùng đất bên sông bãi Thu Bồn và các chân núi Tào
Sơn, Hòn Bằng, Bửu Châu để lập nên xã hiệu Trà Kiệu với hơn ngàn mẫu
ruộng. Bên trang sử mở đất được truyền ghi, 333 năm trước dân làng Trà
Kiệu đã xây nhà tự đường chung cho 13 vị tiền hiền này.
“Làng Trà Kiệu thời vua Thành Thái (1905) được chia
thành năm xã là Trà Kiệu Thượng, Trung, Đông, Tây, Nam, gọi chung là Ngũ
Xã Trà Kiệu. Nhưng từ đó đến nay người Ngũ Xã vẫn tụ tập về nhà thờ
chung gọi là nhà thờ Ngũ Xã Trà Kiệu, được người Ngũ Xã chung sức làm
lại hồi năm 1955, còn mãi đến giờ.
Cũng nhờ còn ngôi nhà thờ, còn các sắc phong, còn các
ghi chép, điền bộ xưa mà hồi năm 2000 người Trà Kiệu mình mới tổ chức Lễ
hội 530 năm Ngũ Xã Trà Kiệu đó...”, ông Dương Đức Quý - cư dân Trà
Kiệu, nói về mái tự đường hiếm có trong lịch sử mở cõi về Nam.
Lụa Thu Bồn
Đây chính là của báu của Thu Bồn dành cho cư dân. Sách
Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn viết: “Ở Quảng Nam lụa thuế chỉ lấy ở
hai phủ Thăng Hoa và Điện Bàn. Phủ Thăng Hoa hàng năm nộp thuế lụa là
1.545 tấm. Thuộc Hoa Châu của phủ Thăng Hoa hằng năm nộp 809 tấm lụa
thuế và 11 tấm lụa lễ, tất cả chứa trong 17 hòm để nộp”.
Khó có thể nói một lượng lụa thuế lớn như thế thời bấy
giờ lại không được lấy từ vùng dâu tằm lớn dọc hai bên bờ Thu Bồn vốn
nằm trong hai địa hạt nói trên. Và ngày nay những người làm tằm tơ canh
cửi bên sông không chỉ giữ được nghề xưa mà còn vươn đến công nghiệp dệt
từ di sản lụa Thu Bồn của mình.
Giữa trưa, trong trại nuôi tằm của mình, ông Trịnh Anh ở
làng dệt lụa Mã Châu miệt mài nhặt những con tằm già bỏ lên chà bủa dể
chúng làm kén, kết thúc một lứa tằm. “Tính ra cũng sống được với nghề.
Cái đất bên sông chịu cây dâu, cái nghề tằm tơ canh cửi này là nghề cha
truyền con nối của dân Thu Bồn mình mà"... , ông Anh nói.
Ươm tơ tại một xưởng ươm ở Chiêm Sơn, xã Duy Trinh - Ảnh: H.V.M. |
Kén tằm chín vàng nong đang chờ ươm - Ảnh: H.V.M. |
Dệt vải từ sợi cotton ở xưởng dệt Hùng Sương (44 máy dệt) ở làng Mã Châu, thị trấn Nam Phước, toàn thị trấn có trên 2.000 máy dệt gỗ, sắt |
Những người trồng dâu nuôi tằm lấy kén dọc sông Thu Bồn
giờ còn lại không nhiều vì lụa tơ tằm không cạnh tranh nổi với các loại
lụa làm bằng tơ nhân tạo ngoại nhập có giá rẻ. Kén tằm của người nuôi
tằm Thu Bồn nay đang thiếu, được bán cho các lò ươm tơ trong vùng để kéo
thành sợi cung cấp cho hai làng dệt lụa còn lại của vùng Thu Bồn là Mã
Châu và Đông Yên (đều thuộc huyện Duy Xuyên).
Tặng vật lớn mà Thu Bồn trao tặng cư dân nơi nó đi qua
có lẽ là những bãi biền thấm đẫm phù sa nằm dọc hai bờ ở vùng trung và
hạ nguồn. Hiệp Thuận, Trà Linh, Tý, Sé, Bình Yên, Đại Bình, Duy Tân, Đại
Thạnh, Đại Phước, Duy Châu, Chiêm Sơn, Thi Lai, Hà Mật, Bảo An, Xuân
Đài... là những bãi biền từng ngút xanh cây dâu của các huyện Hiệp Đức,
Nông Sơn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Bàn thời xưa cũng như
những năm 1980 với hơn ngàn héc-ta, Thu Bồn chính là dòng sông tơ lụa!
Bên cạnh nghề dệt lụa, các xã dọc bờ Thu Bồn (nhiều
nhất là ở huyện Duy Xuyên) nhiều chục năm qua đã chuyển thành những
làng, những hợp tác xã, những công ty dệt bán công nghiệp và công nghiệp
- “một hiện tượng về công nghiệp dệt ít có ở vùng nông thôn trong nước”
như nhiều người nhận xét.
Những năm cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960,
một số người ở các làng dệt lụa dọc Thu Bồn đã tìm đến định cư ở Sài
Gòn. Nghề dệt lụa mang theo như hành trang, không chỉ giúp họ kiếm sống
và vươn lên nơi đô thành mà còn giúp được quê nhà, đã lôi cuốn thêm
nhiều lớp di dân từ quê nhà vào đó sống với nghề dệt lụa, dệt vải.
Một “dấu ấn” độc đáo của những thợ dệt Thu Bồn định cư ở
Sài Gòn là họ đã lập nên một làng thuần rặt người Quảng Nam giữa Sài
Gòn với đại đa số người sống bằng nghề dệt và các dịch vụ nghề dệt -
làng dệt Bảy Hiền nay thuộc P.11, Q.Tân Bình, TP.HCM - một tương tác với
sự phát triển của nghề dệt quê nhà Thu Bồn.
Có lẽ ít có dòng sông nào trên đất nước đến nay còn giữ
được nghề dệt lụa ngay trên biền bãi phù sa của mình như Thu Bồn. Và có
lẽ cũng không có mấy vùng cư dân đã chuyển hóa chiếc khung dệt lụa sang
chiếc khung dệt các loại sợi khác để tồn tại và đi lên với dòng sông
quê mình như những người dệt lụa đất này.
Lễ hội dòng sông
TTO - Đúng là lễ hội của dòng sông, vị nữ
thần được cư dân trong vùng thờ phụng, cúng bái theo lệ trăm năm xưa
mang tên của dòng sông: Thu Bồn.
Và còn thêm những lễ hội khác, tất cả là để vinh danh
công đức của những bậc thần nhân đối với cư dân, cho họ thêm gắn bó với
dòng sông xứ sở...
Đua thuyền là hoạt động vui chơi không thể thiếu
trong các lễ hội của các địa phương dọc sông Thu Bồn và thường được các
huyện tổ chức mỗi khi có điều kiện - Ảnh: H.V.Mỹ
|
Lễ hội bà Thu Bồn
“Năm nào cũng vậy, cứ qua tết là dân làng Thu Bồn mình
bắt đầu lo. Nhưng nói vậy chứ được lo cho lễ hội dân mình vui mừng lắm.
Lễ là chỗ dựa tâm linh của dân làng mình, của người dân vùng Thu Bồn,
còn hội là niềm vui chung của không biết bao nhiêu người...”, dù lễ hội
bà Thu Bồn qua đã hơn năm tháng nhưng ông Thái Lịch - thành viên trong
ban tế lễ lăng bà Thu Bồn - vẫn còn lộ niềm vui khi nói.
Những người có tuổi tác ở làng Thu Bồn (xã Duy Tân,
huyện Duy Xuyên) - ngôi làng sát sông kề núi - nói làng của họ được mang
tên dòng sông, được nhiều nơi biết đến là nhờ có lăng mộ cũng như lễ
hội bà Thu Bồn.
Lễ hội bà Thu Bồn là lễ hội của dòng sông. Cũng như
thời trước, những người làm nghề sông nước ở xa như Huế, Đà Nẵng nay
cũng mang lễ đến viếng Bà. Còn người vùng sông nước Thu Bồn, người các
nơi trong tỉnh đến dự thì đông vô kể. Lễ hội kéo dài từ ngày 11 đến
chiều 12-2 âm lịch. Có rất nhiều trò vui chơi, giải trí nhưng hào hứng,
sôi nổi hơn hết là màn đua ghe trên sông Thu Bồn giữa nhiều đội ghe
trong tỉnh, ngoài tỉnh...
|
Họ kể rằng bà Thu Bồn là vị thần nhân, vốn là nữ tướng
người Chăm. Trong một lần giao tranh, quân bà thất trận phải chạy, do
mái tóc quá dài bị gió xõa làm quấn vào cây, bà bị ngã khỏi bành voi và
bị đối phương giết chết bên làng Thu Bồn.
Sau khi bà mất, dân làng đem chôn bà bên làng và lập
lăng thờ tự, kèm theo là một búi tóc dài. Từ đó bà rất hiển linh, dân
làng luôn cầu bà phù trợ khi thiên tai, bệnh tật. Bên lăng mộ bà hiện
còn một bia lớn bằng đá sa thạch có khắc chữ Chăm nhưng đã bị mờ.
Một truyền thuyết khác cho rằng bà sinh ra trong một
gia đình giàu có ở làng Thu Bồn, vừa sinh ra đã có mái tóc dài, hàm răng
trắng, luôn tươi cười, lên năm tuổi đã biết dùng thảo dược để chữa
bệnh, cứu giúp rất nhiều người. Đến 50 tuổi bà quy tiên, đúng giờ ngọ
ngày 12-2 âm lịch.
Theo lời dặn của bà, dân làng dùng hoa lá khâm liệm,
đem quan tài đặt ở nhà làng đủ bảy ngày đêm. Đến hết hạn kỳ đó, dân làng
bỗng nghe mùi thơm từ đình làng tỏa ra, đến xem thì thấy nắp áo quan
bật lên, trong đó chỉ toàn là hoa sứ mà không có xác bà. Biết bà là thần
nhân, dân làng xây lăng để thờ phụng.
“Việc dân làng Thu Bồn thờ cúng, làm lễ hội bà Thu Bồn
trọng vọng hằng năm có từ rất lâu đời. Đây là nét độc đáo trong sự kế
thừa và tiếp biến văn hóa bản địa của các lớp di dân Đại Việt đến vùng
Thu Bồn mở đất. Một sinh hoạt văn hóa tâm linh có ý nghĩa hiện thực sâu
sắc...”, ông Dương Đức Quý, nguyên trưởng Phòng Văn hóa huyện Duy Xuyên,
nói.
Việc thờ tự bà Thu Bồn càng sớm được trọng vọng, chính
danh khi bà được vua Minh Mạng phong hiệu là Pô Pô phu nhân tôn thần,
vua Tự Đức thăng thượng đẳng thần, hiệu là “Mỹ đức thục hạnh Pô Pô phu
nhân”.
Lăng mộ bà Thu Bồn mới được trùng tu, kề bên là tấm bia bằng sa thạch có khắc chữ Chăm (bị mờ) - Ảnh: H.V.Mỹ
|
Theo ông Lịch, lễ hội của vị nữ thần gắn liền với dòng
Thu Bồn những năm gần đây ngày càng linh đình, trọng thể. Phần lễ nghi
trang trọng, nhiều chi tiết, phần hội tưng bừng, rầm rộ.
Lễ hội bà Chiêm Sơn, bà chúa Tàm Tang
Làm giàu đời sống tâm linh của mình từ những di sản văn
hóa bản địa, tạo nên sự tiếp biến, hỗn dung văn hóa đặc sắc có lẽ là
tính cách nổi bật của cư dân Thu Bồn. Việc dân làng Chiêm Sơn (xã Duy
Trinh, huyện Duy Xuyên) làm dinh thờ, làm lễ hội bà Chiêm Sơn hằng năm
nói lên điều đó.
Vua Duy Tân đã sắc phong bà Chiêm Sơn là Thái Dương phu
nhân, thần hiệu Nhàn uyển dực bảo trung hưng chi thần (1911). Còn vua
Khải Định sắc phong bà là Trinh uyển dực bảo trung hưng Thái Dương phu
nhân tôn thần, gia tặng Trai tĩnh trung đẳng thần (1925).
|
Không lớn như lễ hội bà Thu Bồn, nhưng lễ hội bà Chiêm
Sơn vào ngày 12 tháng giêng âm lịch hằng năm cũng là lễ hội ấn tượng của
người Thu Bồn vùng trung Duy Xuyên.
Từ việc bắt gặp và lập dinh thờ tượng đá thần Vishnu
của người Chăm xưa bị vùi lấp nơi một bãi cát, từ niềm tin được vị nữ
thần này độ trì, che chở, cư dân đã bản địa hóa vị nữ thần bằng tên gọi
của làng, của pho tượng: bà Chiêm Sơn, bà Đá. Càng khích lệ hơn với cư
dân, lễ hội được tổ chức trang trọng, to lớn hơn khi vị nữ thần họ tôn
thờ được triều đình ban sắc phong.
Lễ hội bà Chiêm Sơn lại cũng đánh thức, làm rộn rã dòng
Thu Bồn với lễ rước sắc từ bến Giá, với hội đua ghe tưng bừng, rộn rã.
Niềm tin tâm linh, tình yêu dòng sông làm lễ hội bà Chiêm Sơn lớn thêm
mỗi năm. Và lễ hội này được xã hội hóa thành công.
“Để dinh bà được uy nghi hơn, người trong làng ngoài
xã, nhất là số người địa phương định cư ở TP.HCM, đã góp được 500
triệu đồng để làm lại dinh bà Chiêm Sơn vào giữa tháng 7-2012. Chính lễ
hội đã góp phần kết nối sự hỗ trợ to lớn này...”, bà Nguyễn Thị Tuyết
- chuyên viên Phòng Văn hóa thông tin huyện Duy Xuyên - nói.
Lăng mộ Hiếu Chiêu hoàng hậu (Đoàn Quý Phi) ở gò Cốc
Hùng, xã Duy Trinh, di tich lịch sử văn hóa quốc gia, mới được trùng tu -
Ảnh: H.V.Mỹ
|
Thêm phong phú với người Thu Bồn là lễ hội Bà chúa Tàm
Tang. Mới được tổ chức lần đầu vào năm 2006, lễ hội nhằm tôn vinh bà
Đoàn Quý Phi - được phong Hiếu Chiêu hoàng hậu - vốn là người làng Chiêm
Sơn (xã Duy Trinh) có công chấn hưng nghề tằm tơ canh cửi của vùng Thu
Bồn.
Quá khứ gần 400 năm còn nối được mạch liền với hiện
tại, lễ hội là sự hồi nhớ đến người con gái của làng từ trên ngôi cao
vẫn canh cánh với sự phát triển của nghề tơ lụa quê nhà.
“Hấp dẫn, cảm động nhất với dân mình là cảnh tái hiện
thuyền của thế tử Nguyễn Phúc Lan hiện ra trên gành Điện Châu sông Thu
Bồn trong đêm trăng, cảnh Bà tức là cô gái Đoàn Thị Ngọc hái dâu bên bãi
cất tiếng hát để rồi Chúa và Bà thành vợ chồng. Nó làm dân mình bồi hồi
quá...”, những người dệt vải, dệt lụa ở dọc bờ Thu Bồn xã Duy Trinh kể.
Họ cũng cố sao để cứ năm năm làm lễ hội Bà chúa Tàm Tang một lần. Để nhớ ơn bà, để có được niềm khích lệ mà làm ăn khá thêm lên.
Vươn lên sóng nước
TTO - Bến đò Cà Tang - nơi xảy ra thảm nạn đắm đò làm
chết 19 học sinh trong cơn mưa dông chiều 19-5-2003 nằm dưới chân núi Cà
Tang. Trên dưới bến Cà Tang cộng dồn chừng 25km là một đoạn của trung
nguồn Thu Bồn, được cho là đoạn chịu áp lực lũ nặng nhất trên sông Thu
Bồn.
Một góc vạn chài Khe Cát ở xã Duy Thu, huyện Duy Xuyên - Ảnh: H.V.Mỹ |
Thảm họa lớn xảy ra tại đây trong trận lụt năm Giáp
Thìn 1964. Cũng từ đây bật lên sức sống của những con người đã chọn cuộc
sống bên dòng sông này...
Hoa trái bên sông
Nằm sau lưng bãi cát lớn bên sông, làng Bình Yên (xã
Phước Ninh, huyện Nông Sơn) - nơi có đến 380 người chết trong trận lụt
năm Thìn - giờ trông thật tươi tắn với những mái ngói bên vườn cây. Trỗi
lên trên màu xanh của những mảnh vườn ở đây là những cây trụ - một loại
bưởi quý riêng có của vùng Cà Tang - mang đầy trái.
“Còn chừng tháng nữa trái trụ nở, sẽ ngọt, hái bán
được. Bà con ở đây chừ đang cố trồng cây trụ để có trái bán, có con
đường thông ra bên ngoài được vài năm nay rồi... ”, bà Trương Thị Tùng,
người thoát chết từ trận lụt năm Thìn, kể.
Cái phù sa bồi đắp từ những cơn lũ lụt hung hãn mỗi năm
như món hồi môn của Thu Bồn tặng cho hoa trái. Nổi tiếng nhất ở vùng Cà
Tang là vườn cây quả Đại Bình (xã Quế Trung, Nông Sơn) - nơi có 83
người chết trong trận lụt năm Thìn. Có đủ các loại cây ăn quả của đất
phương Nam như sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, quýt đường..., đây được
xem là vườn cây quả độc đáo nhất bên dòng Thu Bồn.
Vượt qua tang tóc ngút ngàn từ cơn lũ dữ, những người
còn lại ra sức dựng xây, vun bồi cuộc sống. Làng Đại Bình bao lâu nay
như ốc đảo xanh, một làng sinh thái hiếm có ở vùng trung nguồn có sức
hút du khách đến thăm.
Trụ - một loại bưởi đặc hữu của vùng Thu Bồn Cà Tang - đang được cư dân nhân trồng vì giá trị kinh tế - Ảnh: H.V.Mỹ |
Đứng lên từ tai ương nghiệt ngã, làng Trung Phước -
cũng thuộc xã Quế Trung - có ngót trăm người chết trong lụt năm Thìn, là
nơi có câu chuyện làm ăn giống như một truyền kỳ mới bên sông. Ngôi chợ
mang tên làng bên doi đất hẹp sát bến sông, từng bị cuốn trôi mang theo
nhiều xác người, không ai nghĩ cứ lớn dần lên, thịnh vượng dần lên.
Ngoài cả tưởng tượng của cư dân, chợ Trung Phước mang
thêm một tên gọi mới: chợ Trầm - một chợ trầm hương đầu mối lớn nhất
miền Trung. Rồi vài mươi năm nay những hộ dân quanh ngôi chợ này đã tạo
nên một làng nghề mới: làng trầm mỹ nghệ Trung Phước - độc đáo và cũng
lớn nhất nước.
Từ bến đò quê, vào những năm 1980, những trai tráng ở
làng - chợ Trung Phước ngược phía thượng nguồn tít xa của Thu Bồn để săn
trầm kiếm sống. Trầm hết, người các nơi giải nghệ. Nhưng dăm bảy thợ
săn trầm ở Trung Phước đã nghĩ đến cách làm những sản phẩm dó trầm mỹ
nghệ từ những gốc dó còn sót ở rừng. Không ngờ họ đã bắt mạch đúng thị
hiếu của khách hàng. Đến lượt những cây dó vườn cho họ phát triển nghề
nghiệp.
“Từ năm ngoái dân trầm Trung Phước mình đã sang mở hẳn
cửa hàng bán trầm mỹ nghệ tại Trung Quốc. Làm ăn được, nay đã có năm cửa
hàng trầm của người Trung Phước mình ở bên đó...”, chủ xưởng trầm Thái
Mười kể. Từ bến-chợ quê, sau đau thương thảm nạn, những con người bên
sông đã vượt gian nan sóng gió để lần hồi cập bến ấm no, để đổi đời.
Chợ - làng Trung Phước bên bến đò Trung Phước, bên dưới núi và bến đò Cà Tang, nay đang dần trở thành thị trấn của huyện Nông Sơn - Ảnh: H.V.Mỹ |
Nối đời với vạn đò
Thật là một cảnh quan lạ khi nhìn những vạn đò nép mình
dưới ngút ngàn bóng núi nơi vùng trung nguồn Thu Bồn. Đây chính là làng
xóm của những người chọn định cư bên sông nước Thu Bồn.
“Cũng như những di dân đến đây mở đất lập làng, ông cha
mình đến đây chọn đoạn sông nào ưng ý là dừng lại lập vạn đò, đánh bắt
con cá, chở người, chở hàng trên sông mà sống. Làng có vị tiền hiền khai
khẩn ruộng đất lập nên làng thì vạn ghe mình cũng có vị tiền hiền mở ra
chuyện khai khẩn, đánh bắt cá trên sông để lập ra vạn đò...”, ông Tăng
Hùng - cư dân vạn Khe Cát (xã Duy Thu, huyện Duy Xuyên), giải thích.
Với 138 hộ, Khe Cát được xem là vạn đò lớn nhất trong số mươi lăm vạn đò bên núi ở các huyện Duy Xuyên, Nông Sơn, Hiệp Đức.
Sống đời sông nước lênh đênh, không ai ở các vạn đò này
giữ được gia phả, nhưng phần đông đều cho rằng họ kế tục nghiệp lưới
chài, thương hồ trên dòng Thu Bồn từ nhiều đời.
Chị Nguyễn Thị Hậu (31 tuổi) cùng chồng và hai con nhỏ ở vạn đò Khe Cát vẫn còn phải lấy ghe làm nhà ở vì không mua nổi đất và cũng không đủ tiền để làm nhà ở - Ảnh: H.V.Mỹ |
Đổi thay lớn nhất, hạnh phúc lớn nhất với những vạn đò ở
Thu Bồn là từ sau ngày hòa bình dần dần họ đã được chính quyền địa
phương cấp cho đất làm nhà ở thành làng bên vạn đò dưới chân núi. Đến
nay những vạn đò này chỉ còn là nơi bán trú, là chỗ ở thứ hai của người
vạn đò. Chưa kể họ cũng được cấp cho một ít ruộng đất để gieo trồng kiếm
sống thêm vào với khoản lưới chài, chuyên chở trên sông.
“Không tấc đất cắm dùi, bao đời qua dân vạn đò ở đây
lấy ghe làm nhà, dựa những lùm cây nơi chỗ sông khuất kín neo đậu khi lũ
lụt, gió bão. Dân biển cũng sống nhờ mặt nước nhưng hơn dân vạn đò tụi
tui là họ có đất làm nhà ở, lưới chài được nhiều tiền, từ xưa đã có
nhiều người giàu có. Còn dân vạn đò tụi tui thì chỉ có làm kiếm sống qua
ngày, ít có ai khá giả. Khổ thân nhất với người vạn đò ở đây ngày trước
là chết không chỗ chôn, phải chôn lén lút chỗ bìa rừng...”, ngư dân
Nguyễn Ngọc Thạch (52 tuổi) ở vạn đò Khe Cát nói.
Ở các vạn đò Tý, Đá Ngang, Nhụ Sơn (xã Quế Lâm, huyện
Nông Sơn), Trà Linh (xã Hiệp Hòa, huyện Hiệp Đức) nghề đánh cá trên sông
còn khá thịnh. Ngư dân thường gom lưới vào lúc tinh mơ để có cá kịp
mang vào làng bán.
Nhà máy nhiệt điện Nông Sơn công suất 30MW sắp được hoàn thành, bên kia bến Cà Tang - Ảnh: H.V.Mỹ |
Ở cách biển ngót cả trăm cây số, đường xe cũng mới có
vì núi cao rừng rậm bao quanh, bao đời qua cư dân nhiều xã ở vùng trung
nguồn này đều dựa vào nguồn cá đánh bắt trên sông Thu Bồn là chính. Và,
như một đặc ân của thiên nhiên cho cư dân, vùng trung nguồn Thu Bồn có
nhiều loại cá ngon như vượt, trôi, leo, nụ, rói, ngạnh, lăng, mòi, dưng
trắng...
Dài ngót 60-70 km, sông ở vùng trung nguồn rộng, nước
ít chảy xiết, có nhiều vực sâu, có nhiều bãi hoa màu rộng, hai bên có
núi cao che chắn nên cá có nhiều.
“Sông ở đây có rất nhiều cá. Những năm trước đem rổ ra
xúc hay đem nom ra chộ vẫn bắt được cá như bắt gà trong chuồng. Còn mùa
mưa thì cứ đứng giăng hàng trên bãi để bắt cá lên. Chỉ tỉnh riêng các
vạn đò ở Quế Lâm nay cũng có 70-80 ghe làm cá. Thỉnh thoảng có ghe gặp
được đàn cá, một đêm được cả gánh nặng cá. Nhưng nay thì cá có phần
giảm...”, ông Nguyễn Tiến Hùng ở bên vạn đò Tý kể.
Ước mơ nơi đầu nguồn Thu Bồn
TTO - Len mình dưới chân những dãy núi cao ở xã Trà Nam
(huyện Nam Trà My) thuộc hệ núi Ngọc Linh với đỉnh cao 2.598m, sông
Tranh chính là thượng nguồn của dòng Thu Bồn.
Ước mơ nơi đầu nguồn Thu Bồn
TTO - Len mình dưới chân những dãy núi cao ở xã Trà Nam
(huyện Nam Trà My) thuộc hệ núi Ngọc Linh với đỉnh cao 2.598m, sông
Tranh chính là thượng nguồn của dòng Thu Bồn.
>> Kỳ 4: Vươn lên sóng nước
>> Kỳ 1: Cảng thị của "con đường tơ lụa trên biển"
>> Kỳ 2: Kinh đô lụa là
>> Kỳ 3: Lễ hội dòng sông
>> Kỳ 1: Cảng thị của "con đường tơ lụa trên biển"
>> Kỳ 2: Kinh đô lụa là
>> Kỳ 3: Lễ hội dòng sông
Chị Hồ Thị Hiến vui bên những thửa ruộng bậc thang sắp gặt ở làng Long Túc 3 - Ảnh: Huỳnh Văn Mỹ
|
Tên sông Tranh được gọi từ điểm xuất phát này đến đầu
địa phận xã Hiệp Hòa (huyện Hiệp Đức) thuộc vùng trung nguồn thì được
thay vào tên Thu Bồn. Với dòng chảy dài gần 250km, chuyện về Thu Bồn
không thể thiếu những câu chuyện nơi đầu nguồn...
Đồng xanh bên núi thẳm
Do có phần chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu Tây nguyên,
cuối mùa hè vẫn còn những cơn mưa chiều đổ xuống đất Trà Nam. Chuẩn bị
cho mùa gặt mới, cư dân Xơ Đăng ở thôn 5 xã Trà Nam đã làm lại những nhà
chứa thóc nằm rải rác bên đồng ruộng. Không ai ngờ dưới những ngọn núi
cao chạm mây, bên con nước thượng nguồn chảy gấp, địa hình rất đỗi hiểm
trở lại là nơi trải dài những đồng ruộng bậc thang cao sản.
“Đầu nguồn con sông Tranh chảy dọc theo đất thôn 5 của
mình. Mang Lanh, Tông Đế là hai làng ở bên đầu nguồn sông Tranh. Từ làng
mình đi chừng buổi đường là đến núi Ngok Ôi của xã Ngọc Yêu thuộc huyện
Tu Mơ Rông của tỉnh Kon Tum, đó là nơi bắt đầu của sông Tranh...”, ông
Nguyễn Thanh Đề (63 tuổi) - cựu bí thư đảng ủy xã Trà Nam, cư dân làng
Tông Đế - giải thích.
Theo ông Đề, đoạn sông Tranh chảy qua thôn 5, xã Trà
Nam được lớp tiền bối ở đây gọi là sông Tăk Ka Đi, đến thời chống Mỹ mới
được cư dân gọi quen là sông Tranh.
Người Xơ Đăng là cư dân chính ở Trà Nam, Trà Linh, Trà
Cang - ba xã thuộc huyện Nam Trà My (Quảng Nam) nằm ở sườn Đông Ngọc
Linh giáp giới với tỉnh Kon Tum. Họ chỉ mới từ vùng núi Ngọc Linh của
Kon Tum đến khai khẩn đất này để sinh sống từ trước năm 1945.
Cầu 14 - cây cầu cuối cùng bắc qua đầu nguồn sông
Tranh của đường Nam Quảng Nam. Từ đây con đường hướng về dãy núi cao
phía trước chừng 15km là đến địa phận Kon Tum - Ảnh: Huỳnh Văn Mỹ
|
“Đất đai ở quê cũ bên Kon Tum chật, không màu mỡ. Rồi
thì nạn bắt làm xâu, vì sự hà khắc của quan Pháp, của các cai tổng người
Kinh nên một ít người Xơ Đăng mới lần sang ở đây. Thấy làm ăn được, kẻ
trước rủ người sau, dần dần ba xã này đều có người Xơ Đăng mình đến
ở...”, ông Đề - người được coi là vị già làng của cả xã Trà Nam - kể.
Giỏi khai vỡ, tạo lập ruộng bậc thang chẳng kém cư dân
vùng Tây Bắc, người Xơ Đăng ở Trà Nam đã biến những vùng đất vốn là rẫy
nương khô khốc thành đồng ruộng nước màu mỡ. Họ đào mương, đặt ống dẫn
nước từ sông Tranh, từ các khe nhỏ đưa vào ruộng. Hễ có đất hoang, rừng
cây nhỏ là họ biến thành ruộng nước.
Giữ được giống lúa địa phương, chọn lọc thêm những
giống mới thích hợp, chăm ruộng lúa hết mình, gần ba chục năm nay cư dân
nơi thăm thẳm rừng sâu này đã có đủ được hạt thóc ăn từ những cánh đồng
bậc thang đầy ấn tượng. Giữ rừng tốt, giảm tối đa việc đốt rừng lấy đất
làm rẫy để giữ nguồn nước và tăng chất hữu cơ tự nhiên cho đồng ruộng,
tuyệt đối không dùng phân hóa học, thuốc trừ sâu, hạt thóc từ những cánh
đồng ruộng nước của cư dân trong vùng đúng là “thóc sạch”.
Khai vỡ được nhiều ruộng nương, theo cư dân, cũng chính
từ rất sớm những “di dân” nơi đầu nguồn con nước lớn này biết được nghề
rèn mà trước đó họ chỉ toàn cậy vào vùng đồng bằng với đầy áp lực về
giá cả, đường vận chuyển.
Con đường mới
Khó nói hết nỗi vui của người dân các làng Long Túc 1,
2, 3 (xã Trà Nam) bên con đường mới được mở dài chừng 4km nối thông các
làng này với đường Nam Quảng Nam - một tuyến quốc lộ nối bờ biển Tam
Thanh - TP Tam Kỳ, Quảng Nam (và các khu kinh tế Chu Lai, Dung Quất) với
cửa khẩu quốc tế Bờ Y (huyện Ngọc Hồi, Kon Tum).
“Chuyện có con đường như thế này dân mình không ai
tưởng tượng được”, anh Đinh Thành Gương (32 tuổi) nói trong lễ mừng nhà
mới khi dời nhà từ chân núi ra bên con đường mới ở làng Long Túc 2.
Dân làng Tông Đế - một trong những ngôi làng nơi đầu
nguồn sông Tranh - tắm giặt ở bến nước sông Tranh kề làng - Ảnh: Huỳnh
Văn Mỹ
|
Các làng Long Túc 1, 2, 3, Long Riu, Tu Rô, Tông Đế,
Mang Lanh dọc đầu nguồn sông Tranh - tức đầu nguồn Thu Bồn - được coi là
nơi hẻo hút nhất ở vùng Trường Sơn Nam Trà My. “Lo như đi Long Túc,
Mang Lanh”, câu cửa miệng của những giáo viên các trường tiểu học, THCS
Trà Nam mỗi lần từ trường xã đến “cắm bản” dạy học ở những bản làng này
bởi họ phải băng rừng vượt dốc từ trường xã đến đó trọn một ngày!
Có đường mới lại có thêm trường mới. Ngôi trường cũ là
phân hiệu của chung hai cấp tiểu học, THCS Trà Nam ở làng Long Túc 3 vốn
tuềnh toàng nay được xây theo chuẩn hiện đại. Về ngôi trường mới cũng
là câu chuyện đầy cảm kích với các giáo viên và người dân nơi đầu nguồn
Thu Bồn.
“Buổi sáng hôm ấy trực thăng chở bí thư TP Đà Nẵng
Nguyễn Bá Thanh đáp xuống bên ngôi trường cũ. Ông bí thư tuyên bố tặng
cho địa phương một ngôi trường mới với kinh phí 10 tỉ đồng. Thấy dân đến
đón mình, cảm động, ông hỏi số nhân khẩu toàn xã và tặng mỗi khẩu
50.000 đồng. Còn giáo viên ở Trà Nam mỗi người được tặng 1 triệu đồng.
Thiếu tiền vì số nhân khẩu đông, ông phải mượn tiền túi của những nhân
viên đi theo ông để cho đủ số... ”, thầy Nguyễn Năm, hiệu trường trường
Tiểu học Trà Nam, kể.
Làng Tông Đế. Dãy núi cao phía trên làng có tên Ngok
R’Took là nơi phát ra nguồn sông Tranh - đầu nguồn dòng Thu Bồn - Ảnh:
Huỳnh Văn Mỹ
|
Trên cầu 14 - cây cầu cuối cùng nơi đầu nguồn sông
Tranh trên đường Nam Quảng Nam, mỗi ngày người làng Mang Nua bên cầu vẫn
cứ ngỡ ngàng nhìn cây cầu như một phép lạ phá thế ách tắc cho họ nơi
đại ngàn thâm u dù cây cầu làm xong gần một năm nay.
Những trai tráng ở các làng Mang Liệt 3, Tăk Ta - những
làng của Trà Nam giáp xã Ngọc Lây của huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) - cưỡi
xe máy qua cầu 14 bắt đầu cuộc “hạ sơn” xuống Tăk Pỏ nói thị tứ huyện
lỵ này với họ giờ gần gũi như đi từ nhà đến rẫy bởi mới cách đây vài năm
họ phải đi hơn một ngày đường mới đến được Tăk Pỏ.
Cũng là con đường mới trong tận cùng mơ ước của người
dân các xã Trà Linh, Trà Cang. Dọc theo dòng Nước Nà - dòng sông nhỏ bắt
nguồn từ những dãy núi cao của đất sâm Ngọc Linh là Trà Linh, Trà Cang,
những con đường phá vỡ sự heo hút xa xôi của vùng biên địa này cũng
đang được xây dựng.
Với xã Trà Cang, Trà Don thật ấn tượng, dọc theo một
quãng dài của sông Tranh là hai con đường áp sát hai bên: đường Nam
Quảng Nam ở bờ hữu và đường Trà Cang - Tăk Pỏ ở bờ tả.
Có con đường là có tất cả. Nhiều người đã nói thế. Với cư dân vùng đầu nguồn Thu Bồn, cái có được lớn lao nhất với họ là nối thông được với bên ngoài sau ngàn năm cách trở bởi núi cao rừng rậm. Như con nước luôn chảy, luôn hướng dòng tới phía trước, những cư dân nơi đầu nguồn thâm u sẽ vươn tới những ước mơ ngày càng được họ nghĩ đến. |
Chị Hồ Thị Hiến vui bên những thửa ruộng bậc thang sắp gặt ở làng Long Túc 3 - Ảnh: Huỳnh Văn Mỹ
|
Tên sông Tranh được gọi từ điểm xuất phát này đến đầu
địa phận xã Hiệp Hòa (huyện Hiệp Đức) thuộc vùng trung nguồn thì được
thay vào tên Thu Bồn. Với dòng chảy dài gần 250km, chuyện về Thu Bồn
không thể thiếu những câu chuyện nơi đầu nguồn...
Đồng xanh bên núi thẳm
Do có phần chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu Tây nguyên,
cuối mùa hè vẫn còn những cơn mưa chiều đổ xuống đất Trà Nam. Chuẩn bị
cho mùa gặt mới, cư dân Xơ Đăng ở thôn 5 xã Trà Nam đã làm lại những nhà
chứa thóc nằm rải rác bên đồng ruộng. Không ai ngờ dưới những ngọn núi
cao chạm mây, bên con nước thượng nguồn chảy gấp, địa hình rất đỗi hiểm
trở lại là nơi trải dài những đồng ruộng bậc thang cao sản.
“Đầu nguồn con sông Tranh chảy dọc theo đất thôn 5 của
mình. Mang Lanh, Tông Đế là hai làng ở bên đầu nguồn sông Tranh. Từ làng
mình đi chừng buổi đường là đến núi Ngok Ôi của xã Ngọc Yêu thuộc huyện
Tu Mơ Rông của tỉnh Kon Tum, đó là nơi bắt đầu của sông Tranh...”, ông
Nguyễn Thanh Đề (63 tuổi) - cựu bí thư đảng ủy xã Trà Nam, cư dân làng
Tông Đế - giải thích.
Theo ông Đề, đoạn sông Tranh chảy qua thôn 5, xã Trà
Nam được lớp tiền bối ở đây gọi là sông Tăk Ka Đi, đến thời chống Mỹ mới
được cư dân gọi quen là sông Tranh.
Người Xơ Đăng là cư dân chính ở Trà Nam, Trà Linh, Trà
Cang - ba xã thuộc huyện Nam Trà My (Quảng Nam) nằm ở sườn Đông Ngọc
Linh giáp giới với tỉnh Kon Tum. Họ chỉ mới từ vùng núi Ngọc Linh của
Kon Tum đến khai khẩn đất này để sinh sống từ trước năm 1945.
Cầu 14 - cây cầu cuối cùng bắc qua đầu nguồn sông
Tranh của đường Nam Quảng Nam. Từ đây con đường hướng về dãy núi cao
phía trước chừng 15km là đến địa phận Kon Tum - Ảnh: Huỳnh Văn Mỹ
|
“Đất đai ở quê cũ bên Kon Tum chật, không màu mỡ. Rồi
thì nạn bắt làm xâu, vì sự hà khắc của quan Pháp, của các cai tổng người
Kinh nên một ít người Xơ Đăng mới lần sang ở đây. Thấy làm ăn được, kẻ
trước rủ người sau, dần dần ba xã này đều có người Xơ Đăng mình đến
ở...”, ông Đề - người được coi là vị già làng của cả xã Trà Nam - kể.
Giỏi khai vỡ, tạo lập ruộng bậc thang chẳng kém cư dân
vùng Tây Bắc, người Xơ Đăng ở Trà Nam đã biến những vùng đất vốn là rẫy
nương khô khốc thành đồng ruộng nước màu mỡ. Họ đào mương, đặt ống dẫn
nước từ sông Tranh, từ các khe nhỏ đưa vào ruộng. Hễ có đất hoang, rừng
cây nhỏ là họ biến thành ruộng nước.
Giữ được giống lúa địa phương, chọn lọc thêm những
giống mới thích hợp, chăm ruộng lúa hết mình, gần ba chục năm nay cư dân
nơi thăm thẳm rừng sâu này đã có đủ được hạt thóc ăn từ những cánh đồng
bậc thang đầy ấn tượng. Giữ rừng tốt, giảm tối đa việc đốt rừng lấy đất
làm rẫy để giữ nguồn nước và tăng chất hữu cơ tự nhiên cho đồng ruộng,
tuyệt đối không dùng phân hóa học, thuốc trừ sâu, hạt thóc từ những cánh
đồng ruộng nước của cư dân trong vùng đúng là “thóc sạch”.
Khai vỡ được nhiều ruộng nương, theo cư dân, cũng chính
từ rất sớm những “di dân” nơi đầu nguồn con nước lớn này biết được nghề
rèn mà trước đó họ chỉ toàn cậy vào vùng đồng bằng với đầy áp lực về
giá cả, đường vận chuyển.
Con đường mới
Khó nói hết nỗi vui của người dân các làng Long Túc 1,
2, 3 (xã Trà Nam) bên con đường mới được mở dài chừng 4km nối thông các
làng này với đường Nam Quảng Nam - một tuyến quốc lộ nối bờ biển Tam
Thanh - TP Tam Kỳ, Quảng Nam (và các khu kinh tế Chu Lai, Dung Quất) với
cửa khẩu quốc tế Bờ Y (huyện Ngọc Hồi, Kon Tum).
“Chuyện có con đường như thế này dân mình không ai
tưởng tượng được”, anh Đinh Thành Gương (32 tuổi) nói trong lễ mừng nhà
mới khi dời nhà từ chân núi ra bên con đường mới ở làng Long Túc 2.
Dân làng Tông Đế - một trong những ngôi làng nơi đầu
nguồn sông Tranh - tắm giặt ở bến nước sông Tranh kề làng - Ảnh: Huỳnh
Văn Mỹ
|
Các làng Long Túc 1, 2, 3, Long Riu, Tu Rô, Tông Đế,
Mang Lanh dọc đầu nguồn sông Tranh - tức đầu nguồn Thu Bồn - được coi là
nơi hẻo hút nhất ở vùng Trường Sơn Nam Trà My. “Lo như đi Long Túc,
Mang Lanh”, câu cửa miệng của những giáo viên các trường tiểu học, THCS
Trà Nam mỗi lần từ trường xã đến “cắm bản” dạy học ở những bản làng này
bởi họ phải băng rừng vượt dốc từ trường xã đến đó trọn một ngày!
Có đường mới lại có thêm trường mới. Ngôi trường cũ là
phân hiệu của chung hai cấp tiểu học, THCS Trà Nam ở làng Long Túc 3 vốn
tuềnh toàng nay được xây theo chuẩn hiện đại. Về ngôi trường mới cũng
là câu chuyện đầy cảm kích với các giáo viên và người dân nơi đầu nguồn
Thu Bồn.
“Buổi sáng hôm ấy trực thăng chở bí thư TP Đà Nẵng
Nguyễn Bá Thanh đáp xuống bên ngôi trường cũ. Ông bí thư tuyên bố tặng
cho địa phương một ngôi trường mới với kinh phí 10 tỉ đồng. Thấy dân đến
đón mình, cảm động, ông hỏi số nhân khẩu toàn xã và tặng mỗi khẩu
50.000 đồng. Còn giáo viên ở Trà Nam mỗi người được tặng 1 triệu đồng.
Thiếu tiền vì số nhân khẩu đông, ông phải mượn tiền túi của những nhân
viên đi theo ông để cho đủ số... ”, thầy Nguyễn Năm, hiệu trường trường
Tiểu học Trà Nam, kể.
Làng Tông Đế. Dãy núi cao phía trên làng có tên Ngok
R’Took là nơi phát ra nguồn sông Tranh - đầu nguồn dòng Thu Bồn - Ảnh:
Huỳnh Văn Mỹ
|
Trên cầu 14 - cây cầu cuối cùng nơi đầu nguồn sông
Tranh trên đường Nam Quảng Nam, mỗi ngày người làng Mang Nua bên cầu vẫn
cứ ngỡ ngàng nhìn cây cầu như một phép lạ phá thế ách tắc cho họ nơi
đại ngàn thâm u dù cây cầu làm xong gần một năm nay.
Những trai tráng ở các làng Mang Liệt 3, Tăk Ta - những
làng của Trà Nam giáp xã Ngọc Lây của huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) - cưỡi
xe máy qua cầu 14 bắt đầu cuộc “hạ sơn” xuống Tăk Pỏ nói thị tứ huyện
lỵ này với họ giờ gần gũi như đi từ nhà đến rẫy bởi mới cách đây vài năm
họ phải đi hơn một ngày đường mới đến được Tăk Pỏ.
Cũng là con đường mới trong tận cùng mơ ước của người
dân các xã Trà Linh, Trà Cang. Dọc theo dòng Nước Nà - dòng sông nhỏ bắt
nguồn từ những dãy núi cao của đất sâm Ngọc Linh là Trà Linh, Trà Cang,
những con đường phá vỡ sự heo hút xa xôi của vùng biên địa này cũng
đang được xây dựng.
Với xã Trà Cang, Trà Don thật ấn tượng, dọc theo một
quãng dài của sông Tranh là hai con đường áp sát hai bên: đường Nam
Quảng Nam ở bờ hữu và đường Trà Cang - Tăk Pỏ ở bờ tả.
Có con đường là có tất cả. Nhiều người đã nói thế. Với cư dân vùng đầu nguồn Thu Bồn, cái có được lớn lao nhất với họ là nối thông được với bên ngoài sau ngàn năm cách trở bởi núi cao rừng rậm. Như con nước luôn chảy, luôn hướng dòng tới phía trước, những cư dân nơi đầu nguồn thâm u sẽ vươn tới những ước mơ ngày càng được họ nghĩ đến. |
HUỲNH VĂN MỸ
Nằm bên bờ sông, lại được bao bọc bởi những rặng tre xanh mướt, Triêm Tây (thuộc xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, Quảng Nam) quanh năm mát rượi.
Những năm về trước, hơn 100 hộ dân cư trú phải tính bỏ làng vì do bờ sông sạt lở quá nhanh. Cũng vì đó mà suốt nhiều năm, Triêm Tây được nhiều người gọi là “làng lở”.
Cách đây khoảng 3 năm, một công ty du lịch tại TP.Hội An vào “làng lở” bỏ vốn đầu tư xây dựng bờ kè để cứu ngôi làng đồng thời phát triển nơi đây thành một khu nhà vườn với cảnh quan tuyệt đẹp.
Tôi đã có cơ hội đến đây 2 lần. Lần đầu đi bằng đường thủy, bắt đầu từ bến cá Hội An.
Để tạo cảm giác lạ, lần thứ 2, tôi đi bằng xe máy từ thị trấn Nam Phước đến xã Duy Vinh (H.Duy Xuyên) về Cẩm Kim (Hội An) để đến ngôi làng.
Nếu “lụy đò”, du khách sẽ mất khoảng 15 phút. Dọc đường đi, khách sẽ không khỏi ngạc nhiên trước vẻ đẹp của sông nước, về cuộc sống mưu sinh đò dọc đò ngang của cư dân hai bên bờ sông.
Còn đi bằng đường bộ sẽ mất nhiều thời gian hơn vì đường khá vòng vèo. Nhưng quãng đường khá xa về Triêm Tây như ngắn lại bởi du khách sẽ được chiêm ngưỡng những cánh đồng thơm nức lúa chín, qua những ruộng cói và những ngôi làng dệt chiếu trứ danh xứ Quảng.
Dù đi bằng cách nào thì đó cũng là một lần trải nghiệm đáng nhớ về cuộc sống vùng nông thôn yên bình và hiền hòa.
Bạn sẽ không thấy xa ngái và tiếc thời gian đi đường khi được đặt chân đến chốn “bồng lai tiên cảnh”, được ngắm và thả mình vào cảnh quê xanh mướt.
Không những vậy, du khách đến đây sẽ được sống chung với những người nông dân thuần hậu theo mô hìnhhomestay.
Nếu cảm thấy mệt, bạn có thể đăng ký ở lại ngôi làng trong những khu lưu trú, nhà nghỉ bằng tre (rộng 3,6 m, dài 4,8 m) không kém phần tiện nghi và sang trọng.
Chiều trong làng Triêm Tây đẹp đến nao lòng khi ánh sáng cuối ngày nhẹ nhàng chiếu xuống dòng Thu Bồn, hắt vào những rặng tre nằm bên hồ bơi xanh ngắt.
Nắng tắt cũng là khi tiếng dế, tiếng nhái bén thi nhau gọi đêm thanh tịnh… đang xuống.
Thu Bồn mùa không lũ
(iHay) Thu Bồn mùa không lũ là nơi nhiều người tìm đến để được đắm chìm trong sự bình yên của sông nước, làng mạc.
Tôi nhớ có người từng nói ai đã một lần đến với Thu Bồn đều không khỏi xốn xang bởi sự dịu dàng của bờ bãi, sự mênh mông của sông nước, sự thanh bình của những làng quê. Đã đến với Thu Bồn khi chia xa không khỏi nhớ thương!
Quả thật đúng như vậy, Thu Bồn những ngày này hiền hòa lắm. Tới thăm những xóm làng ven sông và tận mắt chứng kiến sự trù phú mà Thu Bồn mang lại, bạn sẽ càng yêu thêm con sông màu mỡ, xinh đẹp này.
Sông Thu Bồn bắt nguồn từ núi Ngọc Linh và đổ ra biển Cửa Đại. Qua chặng đường dài hàng trăm cây số, khi ầm ầm băng qua các ghềnh thác, khi thênh thang băng qua những đồng ruộng phì nhiêu, làng mạc trù phú, khi ghé qua những vùng kỹ nghệ phát đạt, mỗi đoạn sông lại mang một dáng dấp riêng.
Con sông ấy tươi đẹp như một dòng mạch tràn đầy sinh lực của đất Quảng Nam – Đà Nẵng. Trải qua bao thăng trầm, bao mùa bão lũ, sông vẫn miên man trong màu xanh của nước biếc, của nhịp bình yên.
Người ta còn gọi Thu Bồn là dòng sông thi ca bởi đó là nơi để gửi gắm tâm hồn, là nơi mà những trái tim luôn tìm được sự đồng điệu. Đã có không biết bao nhiêu bài thơ, bài hát lấy Thu Bồn làm nguồn cảm hứng.
Những ngày này Thu Bồn bình yên và hiền hòa là vậy nhưng chỉ 1-2 tháng tới thôi vào mùa lũ, dòng sông ấy lại trở nên hung dữ hơn bao giờ hết, như người Quảng Nam vẫn có câu thơ:
Năm năm mỗi độ đông vừa chớm
Xóm dưới làng trên ngại lụt nhiều
Dòng nước Thu Bồn thành nỗi sợ
Khi rừng xa vọng thác vang reo.
Xóm dưới làng trên ngại lụt nhiều
Dòng nước Thu Bồn thành nỗi sợ
Khi rừng xa vọng thác vang reo.
Phượt ký của Nhật Hạ
Ấn tượng làng Triêm Tây bên dòng Thu Bồn
(iHay) Triêm Tây là ngôi làng vừa thanh bình vừa mang nét đặc trưng của vùng nông thôn xứ Quảng nằm bên dòng sông mẹ Thu Bồn.
Những năm về trước, hơn 100 hộ dân cư trú phải tính bỏ làng vì do bờ sông sạt lở quá nhanh. Cũng vì đó mà suốt nhiều năm, Triêm Tây được nhiều người gọi là “làng lở”.
Cách đây khoảng 3 năm, một công ty du lịch tại TP.Hội An vào “làng lở” bỏ vốn đầu tư xây dựng bờ kè để cứu ngôi làng đồng thời phát triển nơi đây thành một khu nhà vườn với cảnh quan tuyệt đẹp.
Tôi đã có cơ hội đến đây 2 lần. Lần đầu đi bằng đường thủy, bắt đầu từ bến cá Hội An.
Để tạo cảm giác lạ, lần thứ 2, tôi đi bằng xe máy từ thị trấn Nam Phước đến xã Duy Vinh (H.Duy Xuyên) về Cẩm Kim (Hội An) để đến ngôi làng.
Nếu “lụy đò”, du khách sẽ mất khoảng 15 phút. Dọc đường đi, khách sẽ không khỏi ngạc nhiên trước vẻ đẹp của sông nước, về cuộc sống mưu sinh đò dọc đò ngang của cư dân hai bên bờ sông.
Còn đi bằng đường bộ sẽ mất nhiều thời gian hơn vì đường khá vòng vèo. Nhưng quãng đường khá xa về Triêm Tây như ngắn lại bởi du khách sẽ được chiêm ngưỡng những cánh đồng thơm nức lúa chín, qua những ruộng cói và những ngôi làng dệt chiếu trứ danh xứ Quảng.
Dù đi bằng cách nào thì đó cũng là một lần trải nghiệm đáng nhớ về cuộc sống vùng nông thôn yên bình và hiền hòa.
Bạn sẽ không thấy xa ngái và tiếc thời gian đi đường khi được đặt chân đến chốn “bồng lai tiên cảnh”, được ngắm và thả mình vào cảnh quê xanh mướt.
Không những vậy, du khách đến đây sẽ được sống chung với những người nông dân thuần hậu theo mô hìnhhomestay.
Nếu cảm thấy mệt, bạn có thể đăng ký ở lại ngôi làng trong những khu lưu trú, nhà nghỉ bằng tre (rộng 3,6 m, dài 4,8 m) không kém phần tiện nghi và sang trọng.
Chiều trong làng Triêm Tây đẹp đến nao lòng khi ánh sáng cuối ngày nhẹ nhàng chiếu xuống dòng Thu Bồn, hắt vào những rặng tre nằm bên hồ bơi xanh ngắt.
Nắng tắt cũng là khi tiếng dế, tiếng nhái bén thi nhau gọi đêm thanh tịnh… đang xuống.
Chiều về trên làng Triêm Tây đẹp như tranh vẽ |
Phượt ký của Hoàng Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét