Năm 1975, miền Nam được hoàn toàn giải
phóng và thống nhất đất nước. Ga Hàng Cỏ cũng được xây sửa lại và đổi
tên thành Ga Hà Nội.
Sau khi bị máy bay Mỹ đánh sập phần trung tâm trong chiến dịch không
kích 12 ngày đêm cuối năm 1972, tòa nhà chính với mặt tiền kéo dài hàng
trăm mét dọc đường Lê Duẩn của ga Hàng Cỏ hầu như không thể sử dụng
tiếp.
Xây dựng lại từ đống đổ nát, ga Hàng Cỏ được đổi tên thành ga Hà Nội, và trở thành ga vận chuyển hành khách lớn nhất cả nước.
Sự tàn phá của chiến tranh trong một thời gian dài trước đó đã chia cắt
hoàn toàn tuyến đường sắt Nam - Bắc. Để đi từ Nam ra Bắc, người dân
miền Nam phải chung chuyển bằng ôtô của Cục quản lý đường sắt ra đến ga
Vinh, rồi từ đó đi chuyến tàu hoả từ Vinh ra Hà Nội.
Ga Hà Nội trước đây tên gọi là ga Hàng Cỏ do Pháp xây dựng và khánh thành năm 1902. Ảnh: skyscrapercity
|
Những người lính, những người phụ nữ tay cầm quà đầu đội mũ rộng vành,
và rất nhiều những bộ trang phục sáng màu…, rất dễ dàng nhận ra họ đều
là người từ miền Nam ra, và họ đã mang đến một hình ảnh hoàn toàn tươi
mới trên sân ga Hà Nội.
Sau khi miền Nam được giải phóng, nhu cầu đi lại của người dân giữa 2
miền Nam - Bắc tăng mạnh. Nhà ga phải xây thêm sân ga và tăng thêm tàu
chở khách, tăng số chuyến lên tới 25 chuyến một ngày. Khu mua vé trước
nhà ga, hành khách phải xếp thành hàng dài chờ mua vé. Có những ngày cao
điểm, lượng khách lên tới 30.000.
Tuyến Hà Nội - Sài Gòn dài 1.680 km, ngoài tiền vé tàu, người dân phải bỏ thêm tiền đi ôtô chặng đường từ Vinh vào đến Huế.
Hơn một thế kỷ qua, ga Hà Nội luôn là đầu mối giao thông vận tải
quan trọng của Việt Nam nói chung, của thủ đô Hà Nội nói riêng. Ảnh: VOV
|
Một chuyến tàu cuối cùng đi Vinh - Huế - Sài Gòn xuất phát lúc 17h
chiều một chiều cuối năm... Sân ga số 1 chật ních người đi, người tiễn.
Đoàn tàu có 12 toa đầy chật khách… và đa số là những hành khách hết sức
đặc biệt.
Họ là những cán bộ ngoài Bắc được cử vào Nam công tác, là những công
nhân viên được tăng cường xây dựng khôi phục kinh tế sau giải phóng, là
những cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc giờ mới có điều kiện quay về thăm
thân nhân sau bao năm xa cách vì chiến tranh. Đoàn tàu rời sân ga Hà Nội
mang theo nhiều nỗi nhớ mong khắc khoải, và cả những háo hức mong chờ
về một chuyến tàu nối liền một dải Bắc Nam trong một ngày không xa…
Theo VTV
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét