Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013

Thất Sơn truyền kỳ

Con vua Quang Trung ở Thất Sơn ?


Không những kỳ bí từ tên gọi, Thất Sơn (An Giang) luôn hấp dẫn nhân gian với bao câu chuyện nửa hư nửa thực về vùng đất của các kỳ nhân dị sĩ, các ông đạo, kho báu, cùng các loài ác thú như rắn khổng lồ, hổ báo...

Mộ Phật thầy Tây An ở chùa Tây An, P.Núi Sam, TP.Châu Đốc - Ảnh: T.D
Mộ Phật thầy Tây An ở chùa Tây An, P.Núi Sam, TP.Châu Đốc - Ảnh: T.D 
Bí ẩn chưa được giải mã
Thất Sơn và Bảy Núi là hai tên riêng. Địa danh Thất Sơn xuất hiện trong quyển Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn năm 1865, gồm 7 ngọn: núi Tượng, núi Tô, núi Cấm, núi Ốc Nhâm, Nam Vi, Tà Biệt, Nhân Hòa (hiện các núi này thuộc huyện Tịnh Biên và Tri Tôn). Còn Bảy Núi là tên huyện thành lập năm 1977, đến năm 1979 thì tách thành 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên.
Theo thống kê, Thất Sơn có 37 núi, đồi nhưng vì sao từ xa xưa lại chọn 7 ngọn núi này? Sự kỳ thú này làm tốn bao bút mực đời sau nhưng bức màn bí ẩn tên gọi Thất Sơn vẫn chưa lộ. Nhà văn Hồ Biểu Chánh, khi làm thơ ký ở Long Xuyên, rồi nhà nghiên cứu văn học, văn hóa và lịch sử Việt Nam Nguyễn Văn Hầu sưu khảo viết quyển Nửa tháng trong vùng Thất Sơn đã liệt kê 7 ngọn núi nhưng tên núi đều khác so với đời xưa. Sau đó, cuốn Việt Nam tự điển do Lê Văn Đức biên soạn, xuất bản năm 1970, đã chú giải tên 7 ngọn núi lại khác so với sưu khảo của ông Hầu, ông Chánh.
Năm 1984, Trần Thanh Phương viết Những trang sử về An Giang nêu Thất Sơn gồm núi Cấm, núi Dài Năm Giếng (Ngũ Hồ Sơn), núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn), núi Dài (Ngọa Long Sơn), núi Tượng (Liên Hoa Sơn), núi Két (Anh Vũ Sơn), núi Nước (Thủy Đài Sơn) và các tên này gần đúng với quan niệm của dân gian nên được dùng phổ biến. Nhưng năm 2000, một kỹ sư ở An Giang cho rằng Thất Sơn phải là núi Phụng Hoàng Sơn, Ngọa Long Sơn, Liên Hoa Sơn, núi Cấm, núi Phú Cường, núi Nam Qui và khối núi Trà Sư (gồm núi Két, Trà Sư).
Vị kỹ sư này giải thích đời xưa xem rồng, kỳ lân, rùa, phụng, voi, hổ là các con vật tín ngưỡng cao quý tượng trưng cho tầng lớp vua chúa, mãnh tướng, hiền nhân. Vì thế, các ngọn núi với tên của các con linh thú này bao quanh, bảo vệ lấy núi Cấm là ngọn núi cao nhất làm trung tâm. Nhà văn Sơn Nam nhận định: Đời Tự Đức chọn đó là 7 điểm linh huyệt nhưng sau này mỗi người giải thích một cách, quan lại địa phương sưu tầm, vội vã chép vào sử. Nhà văn Sơn Nam lập luận gọi tên Thất Sơn để đối xứng với sông Cửu Long, tạo ra âm dương hài hòa trong thuật số.
Đoàn Minh Huyên là hoàng tử nhà Tây Sơn ?
Núi Két ở xã Thới Sơn, H.Tịnh Biên cao 225 m, là ngọn núi độc đáo trong quần thể Thất Sơn, với khối đá khổng lồ nằm cheo leo trên vách đá nhìn như đầu chim két. Các cựu lão vùng này đều kính trọng gọi là núi ông Két và tin rằng khi mỏ ông xê dịch, nhân gian sẽ gặp chuyện bất ngờ. Các cựu lão kể, do bị bom đạn tàn phá nên mỏ ông Két bị gãy bể, sau này nhìn khối đá giống như đầu con ngựa hơn đầu chim.
Gần núi Két là trại ruộng Thới Sơn, nơi Đức Phật thầy Tây An (1807 - 1856), tức Đoàn Minh Huyên dẫn theo chúng đệ và 12 vị hiền thủ khai phá rừng rú, thu phục ác thú, lập nên trại ruộng, mở ra công cuộc khẩn hoang ở Nam bộ. Cụ đã lập đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, tu tâm giúp đời. Do thân thế cụ thần bí nên nhiều suy luận Đức Phật thầy Tây An có thể là hoàng tử Nguyễn Quang Mục, sinh năm 1789, là con vua Quang Trung và Ngọc Hân công chúa. Các trang mạng và một số tờ báo giải trí hay đăng tải ngôi mộ Phật Mẫu ở Cái Nai, H.Chợ Mới, An Giang chính là ngôi mộ Ngọc Hân công chúa (?!). Nhiều giả thuyết suy luận Ngọc Hân và 2 hoàng tử đã trốn thoát trong cơn loạn tru di, vào phương nam thay tên đổi họ ẩn dật.
Mới đây, Hội Khoa học lịch sử An Giang đã tổ chức hội thảo khoa học Nhân vật lịch sử Đoàn Minh Huyên, nhằm làm sáng tỏ thân phận bí ẩn cũng như công khai phá vùng đất hoang hóa của cụ và các chúng đệ tử. Các đại biểu nhận định, năm 1849, ở các làng quê bùng lên dịch tả làm người chết vô số và Đoàn Minh Huyên lúc ấy sống ở làng Tòng Sơn, Sa Đéc đã trị dứt bệnh nhiều người không lấy tiền nên được dân tôn thờ. Tiếng lành đồn xa, người bệnh kéo tới ngày càng đông, gây nghi ngại cho quan tỉnh nên Đoàn Minh Huyên bị đưa qua Châu Đốc tu hành trong chùa Tây An, nhưng thực chất để giam lỏng, giám sát.
Trong hội thảo, một số bài nghiên cứu lại đề cập đến thân phận thế tử lưu vong. Thạc sĩ Mai Thị Thanh, Trường ĐH Đồng Tháp và thạc sĩ Nguyễn Hữu Hiếu, nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Đồng Tháp dựa vào các câu sấm giảng đặt nghi vấn: Đoàn Minh Huyên là con vua Quang Trung. Thạc sĩ Hiếu lý giải đạo Bửu Sơn Kỳ Hương là ẩn dụ của chữ Tây Sơn tức là Bửu Sơn và tên thật của vua Quang Trung là Hồ Thơm, tức Kỳ Hương.
Ông Đặng Hoài Dũng, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử cho rằng giả thuyết đặt ra vua Quang Trung và Ngọc Hân công chúa là cha mẹ ruột của Đoàn Minh Huyên quá mơ hồ, phi lịch sử. Ông Dũng nhận định công lao của cụ rất lớn trong khai khẩn đất hoang, lập làng cũng như khai sáng truyền bá chúng đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, tu tâm giúp đời, yêu nước chống Pháp. Trong đó, Quản cơ Trần Văn Thành là một trong những đệ tử của cụ đã khởi nghĩa chống Pháp ở căn cứ Bảy Thưa...


Dị nhân và ông bác vật


Vùng Thất Sơn còn lưu truyền về sự biến đổi lạ thường của dị nhân Năm Cao, hay hang sâu huyền bí mang tên ông bác vật.


Dị nhân ở Nhà Bàng

Mộ dị nhân Cao Nhà Bàn - Ảnh: Thanh Dũng 
Ở thị trấn Nhà Bàng (H.Tịnh Biên, An Giang), người ta hay nhắc đến ông Cao Nhà Bàn, còn gọi là Năm Cao, là người dị tướng. Ông Lê Thanh Phong (55 tuổi, ngụ thị trấn Nhà Bàng) kể ông Cao Nhà Bàn tên thật là Lê Văn Thùy (sinh năm 1849, ngụ ở Tiền Giang), do vợ con bị dịch bệnh chết nên buồn rầu bỏ vào Thất Sơn. Ông Phong nói: “Ông nội của tôi là Lê Văn Sóc đã kết nghĩa huynh đệ cùng cụ Thùy nên tụi tôi gọi cụ là ông nội nuôi. Ông bà nội tôi kể, cụ Thùy lúc đó tướng mạo bình thường nhưng sau lần bệnh chết đi sống lại thì lạ làm sao, cơ thể ông biến đổi dài thượt, cao như người khổng lồ”.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hầu và nhà nghiên cứu Liêm Châu đã sưu khảo các nhân vật kỳ lạ, đều đề cập đến dị nhân này. Cụ Hầu nay là người thiên cổ, còn cụ Liêm Châu năm nay đã bước vào tuổi 90. Cụ Châu kể, lúc đó do mê sưu khảo nên thời trai trẻ, cụ đã đến phần mộ cụ Thùy gặp các nhân chứng sống viết về cuộc đời kỳ lạ của cụ trong tập sách Biên Thùy truyện ký.
Các lão ông kể lại lúc cụ Thùy bắt được con cá trê vàng trên suối đem nấu với canh bầu ăn thì xảy ra chuyện lạ thường. Trước đó, cụ đã mắc trận mưa lớn nên ăn xong canh cá vàng thì ngã bệnh. Đến khi hết bệnh, cơ thể cụ như kéo giãn ra, cao hơn 2,75 m, sự lạ lùng này làm người xung quanh kinh ngạc. Do thấy cụ kỳ hình dị tướng lại hốt thuốc giúp người nên dân chúng rất hiếu kỳ đến xem và xin thuốc. Pháp tình nghi cụ phá rối trị an nên năm 1903 đưa cụ về Châu Đốc điều tra nhưng cho phép cụ được đi lại trong Châu Đốc. Lúc cụ dạo phố, người dân thấy người khổng lồ nên hiếu kỳ xúm lại hỏi chuyện, gây ách tắc đường nên cảnh sát đưa cụ về bót quản thúc. 
Năm 1904, chủ tỉnh Châu Đốc là Doceuil tổ chức hội thi “người khổng lồ” và cụ Thùy đoạt giải quán quân. Vì cụ ở Nhà Bàn (sau này đổi tên là Nhà Bàng), lại cao quá khổ nên người ta gọi là Cao Nhà Bàn. Lúc này, thấy dân chúng mến mộ cụ Cao nên Doceuil e ngại cho ngấm ngầm chích thuốc làm cụ tê liệt tứ chi rồi mới thả. Cũng chưa yên tâm, Pháp tiếp tục theo dõi, sau đó thấy cụ bại liệt nằm một chỗ mới thôi. Có lần Phó tham biện Châu Đốc và Chánh án Tòa sơ thẩm Châu Đốc tới thăm, buông lời khuyên cụ đi trị bệnh để họ đưa cụ đi thi người cao nhất thế giới. Cụ Cao bình thản đáp: “Nhờ mấy lọ thuốc nhiệm màu của các ông chích lúc trước mà tôi từ người khỏe mạnh đã thành bại liệt suốt 20 năm qua, ơn đức ấy còn hơn giam giữ tôi trong khám”.
Theo ông Phong, cụ Cao mất năm 1925, phần mộ chôn ở gần núi Trà Sư, lúc ấy là mộ đất, không để ngày tháng năm sinh hay mất, sau này mới xây lại mộ đá.
Ông Phong cho biết lúc sống cụ Cao không xỏ vừa các dép, guốc thường do đôi chân quá khổ nên hay đi chân trần. Khi cụ mất, do khổ người quá lớn nên không quan tài nào vừa.
Hang ông bác vật
Núi Cấm (xã An Hảo, H.Tịnh Biên) là ngọn núi cao nhất Thất Sơn, với chiều cao 720 m, có nhiều hang động sâu thẳm. Một trong những hang động còn lưu truyền sự bí ẩn là hang ông bác vật Lang với câu vè: “Đàn kêu tích tịch tình tang /Đố ai biết được trong hang là gì?/Đàn kêu tích tịch tì tì /Đố ai biết được cái gì trong hang?”.

Ngôi trường mang tên ông bác vật 
Ông bác vật Lang tên thật là Lưu Văn Lang, quê ở Sa Đéc, nay thuộc tỉnh Đồng Tháp. Ông Nguyễn Nhứt Thống, Trưởng ban Tuyên giáo TP.Sa Đéc, Đồng Tháp kể cụ Lang xuất thân gia đình trung nông, năm 17 tuổi được học bổng sang Pháp du học. Năm 1904, cụ tốt nghiệp loại ưu, xếp thứ hạng 8/250 sinh viên du học ở Pháp. Pháp biết cụ giỏi muốn giữ lại nhưng cụ từ chối. Pháp muốn triệt tiêu ý chí, làm nhục cụ nên giao cụ xây dựng đường sắt xuyên Việt Nam - Trung Quốc, dù lúc này cụ mới bước qua tuổi 20. Họ muốn cụ chết ở môi trường khắc nghiệt hoặc nản do khổ cực mà quay lại cầu cạnh.
Ông Thống nói cái tên bác vật do người dân Sa Đéc kính trọng đặt, bởi cụ giỏi như bác học. Sau này, có nhiều nhà bác vật nhưng không tên tuổi nào qua được cụ Lang. Người già vùng An Giang, Đồng Tháp vẫn xem cụ như là nhân vật huyền thoại với biệt tài gõ đất. Họ kể cụ Lang cầm cây gậy ba toong gõ đất vài cái là biết vùng đó sẽ bị lở hay không mà khuyên người dân lo trước.
Như vùng đất Mũi Cần Dố ở Sa Đéc, cụ Lang xem xong nói nơi này bị sạt lở nặng. Người dân nghe, tin nhưng các quan chức Pháp cười cợt vì cụ Lang học ở Pháp thì tài năng không thể giỏi hơn kỹ sư của họ. Nhưng không lâu sau đất lở sâu vào cả chục thước nên người Pháp cũng rất nể cụ. Cụ Lang còn có tài gõ cầu, nghe tiếng dội lại biết cầu xây yếu chỗ nào nên Pháp nhiều lần mời cụ đến khắc phục. Vì cụ quá giỏi địa chất nên Pháp đã chỉ định cụ thám hiểm hang động trên núi Cấm với mục đích xem trong hang có khoáng sản, kho tàng như dân gian đồn đoán không.
Câu chuyện ly kỳ ấy được cụ Ba Lưới (98 tuổi, ngụ trên núi Cấm) kể lại. Do chưa biết miệng hang sâu thế nào nên đoàn người cột một con khỉ thả xuống hang nhưng kéo lên thì con khỉ biến mất. Đoàn người lấy làm lạ bèn cột con chó thả xuống nhưng chó cũng biến mất. Ai nấy hãi hùng, sợ sệt không biết dưới hang có bí ẩn gì nhưng cụ Lang vẫn điềm tĩnh buộc dây vào người chui xuống hang. Đoàn người thả dây quá cả trăm thước, họ cứ chờ đợi trong mỏi mòn lẫn lo sợ. Đến rạng sáng hôm sau mới thấy ông bác vật bò lên, hỏi có gì dưới đó, cụ không nói, chỉ ú ớ lắc đầu... Đến nay, chưa ai chui xuống thám hiểm hang động này nên bí ẩn trong lòng hang vẫn bao trùm cùng ông bác vật.
Cụ Lang rất có khí phách, làm cho Pháp nhưng lại chống Pháp đến cùng, tên cụ Lang được đặt tên đường và tên trường ở Sa Đéc. Ông Thống nói, hiện trong văn khố Pháp còn lưu giữ lại tư liệu cụ Lang, cho thấy họ cũng xem trọng cụ.

Lão tướng 'độc nhãn' và bùa chú đua bò


Đua xe bò, đua bò chỉ có riêng ở vùng Thất Sơn. Người ta cho rằng để thắng cuộc nhiều người đã dùng huyền thuật, bùa chú yểm bò cho đối thủ bại trận.

Đua bò ở Thất Sơn - d
Đua bò ở Thất Sơn - Ảnh: T.D 
Trù yểm bò đua
Hằng năm, đến lễ Donta là đồng bào Khmer vùng Thất Sơn lại sôi nổi đua bò truyền thống. Ở các cuộc đua bò vẫn hay xảy ra các chuyện như đôi bò đang chạy băng băng gần tới đích bỗng nhiên lồng lên, chạy tạt ngang, bị phạm quy, thua cuộc. Nhiều người xì xầm đôi bò đã trúng bùa nên đang chạy đột nhiên thấy cọp dữ hoặc thấy hầm hố thì chúng hoảng sợ lồng lên chạy hoảng.
Ai thắng cuộc được trầm trồ ngưỡng mộ, đôi bò đua lọt vào mắt các “tuyển trạch” viên nên cuộc đua nào cũng mang tính chất quyết liệt không kém gì đua ngựa. Người ta còn truyền nhau rằng để chống lại bùa chú, huyền thuật, trước thi đấu vài ngày, chủ bò dùng máu chó mực, quần của phụ nữ lúc có kinh nguyệt yểm lên bò trừ tà. Sau đó khi ra trường đua, dù đối phương có làm bùa chú thì đôi bò nhà cũng không giật mình chạy bậy.
Nhà văn Sơn Nam thời trai trẻ nghiên cứu về vùng đất Thất Sơn đã được các bạn hữu cung cấp tư liệu về đua xe bò. Từ đấy, Sơn Nam đã viết nên truyện Đua xe bò Thất Sơn với các tình tiết ly kỳ cùng những cuộc đua ngoạn mục... Nhân vật chính và có thật là ông Năm Đắt, đua xe bò quá giỏi, cuộc đua nào cũng thắng, làm nhiều tay cá cược phía bên kia thua cuộc nên họ yểm bùa lên bò của ông nhưng không thành. Không lâu sau, Năm Đắt bị bệnh chết đột ngột và người ta nghi ngờ ông bị yểm chết.
Truyện ngắn ấy được đăng trên báo Dân Tộc trong năm 1968, sau đó NXB Lúa Trời đã in tái bản kèm lời giới thiệu của nhà văn Bình Nguyên Lộc, như sau: “NXB Lúa Trời đã làm công việc vô cùng hữu ích này, chúng tôi hoan nghênh, khoa học văn minh là cái này đây, là những cuộc đua xe bò, những trận đá gà, đá cá lia thia, lúa trời, những chiếc nóp... Những cái tối tăm không tên tuổi ấy vậy mà nó họp lại thành nền văn minh riêng biệt của ta đó, mà trên thế giới này không có nơi nào có hết…”.
'Độc nhãn thần ngưu'
Ông Nguyễn Văn Tấn, năm nay 73 tuổi, đã có hơn 50 năm say mê đua bò, huấn luyện bò đua. Ông Tấn bị chột mắt, đi đua bò đoạt nhiều giải nên được gọi là “độc nhãn thần ngưu”. Nơi Hai Tấn đang ở là căn nhà đơn sơ, nằm lọt thỏm trong chốn thâm u, gần chân núi Cấm thuộc ấp Tà Lọt, xã An Hảo, H.Tịnh Biên.
Hồi ức lại chuyện xưa, lão tướng kể, hồi đó gọi là đi bo bò, sau này mới gọi là đua. Bo bò xuất hiện từ lúc nào không ai nhớ đích xác, chỉ ước chừng trong khoảng năm 1920, đi bo bò rất phổ biến. Ông Tấn nói ngày xưa đua bò vẫn có đua bằng xe, nghĩa là hai cặp bò kéo xe chạy trên đường đua dài 200 m. Cách đua này người và bò đều mệt vì điều khiển vất vả nhưng đua xe bò vừa giải trí vừa có cá cược ngầm. Ông Hai Tấn nói: “Lúc đó, ông Năm Đắt nổi tiếng là người đua giỏi, tay nghề ổng rất siêu nên bò tuyển lựa đều là bò chiến”.
Lão cao thủ nhớ lại, ngày xưa, sau khi thu hoạch lúa xong, các chủ bò rủ nhau mang bò đến các sân rộng trong chùa Khmer để bừa đất thí công nhằm thư giãn và cầu mùa lúa sau trúng vụ, rồi chủ bò hứng lên rủ bo bò đua. Những đôi bò chiến thắng được các sư cả, à cha tặng phần thưởng, có khi là cái ách, cái bừa, sợi dây nài, vòng lục lạc... Ông Tấn nói, bò đi bo là bò giỏi nên các “tuyển trạch” viên bò đều kéo về theo dõi cuộc đua để chọn mua bò chiến. “Bò giỏi bo từ 3 - 4 vòng sân đua dài 200 m xong, chúng cũng không mệt, không thở đứt hơi, không chạy bậy. Đôi bò thắng cuộc giá mua bằng 2 - 4 cặp bò thường”.
Ông Tấn nói ngày xưa bò rất có giá trị, lúc trục đất cấy lúa phải đánh bò trục cho đất ruộng nát nhừ ra mới cấy được lúa nên cần bò giỏi, bò khỏe. Mà đất vùng Thất Sơn lại khô cứng hơn các ruộng đất vùng dưới nên bò Thất Sơn phải khỏe mới bừa trục nổi, lái bò mua chúng về vùng dưới sức chúng làm bằng 3 đôi bò thường.
Kỳ thú tuyển bò
Lão tướng tiết lộ, để lựa được bò đua giỏi phải có con mắt tinh tường, phải nhìn xoáy lông của chúng mới xác định đó là bò giỏi hay phản chủ. Bò đua chiều cao khoảng 1,3 - 1,4 m là đúng tiêu chuẩn, bò cao lớn quá cày bừa có thể giỏi nhưng đua chạy chậm chạp. Ông Tấn nói thường người ta mua bò từ bé nuôi dưỡng rồi huấn luyện dần cho chúng quen với đường đua, nếu nó là bò giỏi thì đem đổ tiếp ra mẻ bò chiến. Ông Tấn kể: “Bò không có xoáy lông người ta không thích vì loại này ngổ ngáo lắm, hay chạy quàng, chạy tạt nên còn gọi là bò tạt hay bò lôi, đem đua là thua chắc”.
Hỏi chuyện yểm bùa bò đua, ông Tấn xác nhận có nhưng ai sợ bùa thì sợ, riêng ông thì không. Ông nói bùa chú chỉ dọa được những người yếu vía, còn người đua bò giỏi vững tin vào đôi bò của mình thì người vật như hiểu nhau, bùa chú vô tác dụng. Đôi bò được huấn luyện đến nơi đến chốn, chủ ra lệnh chạy đường nào là không dám chạy quàng đường khác. Ông Tấn tiết lộ, người điều khiển bò phải có chiêu riêng vì trên đường đua khi quẹo cua cần những kỹ xảo riêng để trong cách đứng ngồi thúc bò chạy không “sượng” chân.
Ông nói, ngày xưa đua bò phải là hai vòng hô một vòng thả mới chứng tỏ được giá trị sức bền, sức dẻo của đôi bò, nhưng nay thể lệ đua bị cắt hết, chỉ còn một vòng thả nên đôi bò chiến thắng chưa hẳn là bò giỏi... Ông tâm sự, cùng với nhiều nguyên nhân khác, chất lượng bò đua ngày càng giảm sút là điều rất đáng tiếc.

Thanh xà, bạch xà


Vùng Thất Sơn có loài rắn bí ẩn, cực độc mà dân gian gọi là rắn tre hay thanh xà, bạch xà, sống trong thân tre.



Thất Sơn truyền kỳ - Kỳ 4: Thanh xà, bạch xà 1
Trùn hổ là vị thuốc  - Ảnh: T.D
“Sát thủ” vô hình
Ông Lương Văn Hội (62 tuổi, nguyên Phó chủ tịch HĐND thị trấn Nhà Bàng, H.Tịnh Biên, An Giang) kể hồi xưa vùng Thất Sơn tre rừng dày bịt nên có loài rắn lạ là rắn tre. Ông Hội kể cây tre nào có lỗ thủng nhỏ cỡ đầu chân nhang thì thường có rắn sống trong đó.
Rắn tre to hơn đầu đũa, dài khoảng 4 tấc hơn, có màu xanh hoặc trắng tùy theo chúng sống trong mắt tre mọc ở trên cao hay sâu dưới đất nên người dân gọi là thanh xà, bạch xà. Vì không biết rắn tre nên lúc xưa người dân đốn tre làm bộ vạt hay giường ngủ, không chú ý đến chúng. Ông Hội nhớ lại: “Thỉnh thoảng có người chết, thân thể tím tái như trúng độc, các thầy rắn đoán bị trúng nọc rắn độc nhưng kiểm tra không thấy dấu răng nên hồ nghi, không biết đó là rắn gì”.
Sau này, khi phá bộ giường nằm của người chết, người ta mới phát hiện có con rắn nhỏ chậm chạp bò quanh, bèn đập chết. Thấy rắn lạ, người dân đem xác cho các thầy rắn xem, từ đấy bí mật về “sát thủ” vô hình mới dần lộ diện. Các thầy rắn đoán, do rắn sống trong thân tre, ăn bọng tre, uống giọt sương nên cực độc. Ai vô phúc đốn tre làm giường, vô tình gối đầu nằm gần mắt tre có rắn ở thì chỉ hít phải hơi thở của chúng cũng thấm độc chết. Ông Hội kể tiếp:“Biết rõ sự việc nên sau này đốn tre làm giường, ai cũng xem kỹ trong thân tre có rắn hay không”.
 Thất Sơn truyền kỳ - Kỳ 4: Thanh xà, bạch xà 2
Bù rầy nay thành món ăn lạ miệng - Ảnh: T.D
Theo ông Hội, đây là loài rắn bí ẩn, không biết chúng do loài rắn nào sinh ra nên người dân đặt tên là rắn tre. Người già dự đoán, lúc rắn đẻ trứng, một số trứng bị lọt vào trong lỗ mắt tre, đến lúc nở ra, rắn con không chui lọt được do mắt tre quá nhỏ. Cũng có người suy luận, có thể lúc rắn đẻ trứng vùi dưới đất không lâu sau có bụi tre phá đất mọc lên và trứng hay rắn con bị lọt nằm kẹt trong bọng tre. Do chỉ sống trong tăm tối nên gặp ánh sáng rắn tre trở nên chậm chạp. Có khi trong bọng có cả một cặp rắn tre. Ban đầu lo sợ rắn độc, sau đó người dân phát hiện rắn tre ngâm rượu uống mát lạnh, sảng khoái nên tìm ống tre bắt rắn ngâm rượu.
Ông Huỳnh Thái Hùng, Phó chủ tịch HĐND thị trấn Nhà Bàng vẫn còn tiếc nuối hũ rượu rắn tre bị bể. Ông Hùng kể, hôm đó ngồi bổ mấy ống tre mục, không ngờ thấy con rắn tre nằm ngọ ngoạ­y. Mừng rỡ vì loài rắn này đang hiếm nên ông Hùng lật đật đeo khẩu trang, bịt kín mũi đề phòng hơi độc rồi đập rắn chết, đem ngâm rượu. Ông Hùng kể giữa trưa nắng, uống rượu rắn xong mát mẻ như nằm phòng máy lạnh nên bạn bè hay đến xin. Rồi hôm đó, lúc cao hứng cầm hũ rượu rót cho bạn, ông Hùng lỡ tay làm rớt bể, xác rắn vừa văng ra thì con chó nhà chạy đến ăn mất.
Ông Nguyễn Văn Lê (65 tuổi, ngụ thị trấn Ba Chúc, H.Tri Tôn, An Giang) kể Thất Sơn có nhiều rắn độc như hổ chuối, hổ hùm, hổ lông, hổ sơn, hổ bướm... Rắn hổ sơn sau khi cắn chết người thì vài ngày sau chúng trở lại ngay nơi đó, như để tìm lại nọc, nên bị đập chết, người ta gọi là rắn một mạng đổi một mạng. Rắn hổ lông nhìn như hổ đất nhưng ngay rốn có túm lông, thịt rất độc, ai không biết ăn thịt rắn xong là hết thuốc cứu. Rắn hổ bướm là rắn độc, nhìn giống con trăn, nếu gọi là trăn thì nó vô hại, còn gọi trúng tên hổ bướm, nó trở nên dữ tợn.
Những món ăn kỳ dị
Vùng Thất Sơn có nhiều đồi núi gò cao, là nơi bù kẹp (bọ cạp), rắn, rết, mối chúa sinh sống và nay chúng trở thành món ăn khoái khẩu của nhiều người. Mới đây, miệt Thất Sơn lại xảy ra chuyện lạ khi một số người thỉnh thoảng hay đi gom mua con cuốn chiếu núi. Anh Lê Văn Cường (ấp Vĩnh Hạ, xã Vĩnh Trung, H.Tịnh Biên) nói 1 con cuốn chiếu bán được 500 đồng, nhưng anh không hiểu họ mua để làm gì. Anh Cường cho biết, do đặc thù đồi núi, nên cuốn chiếu núi to hơn đầu đũa, gồm cuốn chiếu màu đen và màu đỏ nhưng người ta chỉ mua cuốn chiếu đen. Còn cuốn chiếu đỏ rất độc, đi chân không vô tình đạp lên chúng thì lòng bàn chân ngứa ngáy và in hằn một vết đỏ, vài ngày sau mới phai.
Ông Nguyễn Thiện Chung, Chủ tịch Hội Đông y H.Tịnh Biên nói đây là chuyện lạ vì trong sách thuốc không đề cập nó là vị thuốc. Theo ông Chung, trước đây, một số người bị bù kẹp chích đau nhức quá bèn bắt cuốn chiếu núi giã nát đắp lên vết thương, rất hiệu nghiệm. Ông Chung ngẫm nghĩ, người bị bù kẹp chích không nhiều nên có khả năng họ mua cuốn chiếu làm chuyện khác.
Nhưng dưới cái nhìn của ông Hai Tấn (73 tuổi, ngụ xã An Hảo, H.Tịnh Biên) thì biết đâu họ mua về ăn hay làm thuốc. Ông Tấn dẫn chứng, trước đây, vùng núi có loài côn trùng là bù rầy, nhìn rất xấu xí, chẳng ai dám nghĩ đến chuyện ăn chúng nhưng nay, chúng thành món ăn lạ, ngon miệng, được khắp nơi biết đến. 
Nhắc đến chuyện côn trùng trị bệnh, ông Lương Văn Hội nói ngày xưa Thất Sơn muỗi còn nhiều hơn ở U Minh nên dân xứ núi hay bị sốt rét. Lúc đó thuốc men làm gì có như bây giờ nên người ta bắt trùn hổ uống làm thuốc. Ông Hội kể: “Chỉ vùng này mới nhiều trùn hổ. Để chế thuốc, người dân chặt ống trúc rồi bỏ một đống trùn vào, lấy miếng chanh tươi đậy lên miệng rồi đem ống trúc hơ lửa nóng thật lâu cho trùn bị nóng, chảy ra thành nước thì lấy nước đó ra uống, vậy mà giảm bệnh”.
Ông Bảy Phong, người sưu tầm các cây thuốc núi ngụ ở H.Tịnh Biên giải thích, trùn hổ còn gọi là địa long, từng được dùng trị bệnh viêm tai giữa. Ông Phong còn xác nhận, ăn cháo trùn hổ xong thấy khỏe, bớt căng thẳng. Ngư dân mua trùn giăng câu vì cá tôm mê mồi trùn, còn người nuôi gà độ hay chim thì mua trùn cho chim, gà ăn để chúng lên màu lông đẹp và đá dữ hơn.

Bí ẩn bia đá và hồ không cạn nước


Những bia đá cổ, dấu chân khổng lồ trên núi đá, cối đá khổng lồ nằm trơ giữa đồng cùng giếng tiên trên các đỉnh núi và hồ không cạn nước đã góp thêm phần kỳ bí cho Thất Sơn.

Những bí ẩn chưa giải mã

Cối đá khổng lồ  
Núi Cô Tô, còn gọi là Phượng Hoàng Sơn, ở xã Cô Tô, H.Tri Tôn (An Giang), là một trong những ngọn núi đẹp của Thất Sơn. Người già kể rằng ngày xưa núi có nhiều chim phượng hoàng nhưng nay đã tuyệt tích.
Theo dân gian truyền tụng, ngày xưa tiên hay bay xuống núi chơi nên trên đỉnh núi đến nay vẫn còn lưu lại dấu chân tiên. Ông Võ Xên, người được mệnh danh “thần đèn núi Sập” do có biệt tài chống nhà cao tầng nghiêng lún, kể: “Do hiếu kỳ tôi đi xem. Đó là một dấu hài khổng lồ, tôi thử đo nó dài khoảng 1,03 m, mỏm hài rộng 0,3 m và dấu bị lõm hằn xuống phiến đá khoảng 0,3 m. Sau đó, tôi nghe người dân kể núi Ba Thê, núi Cấm, núi Két cũng có dấu chân tiên nên đi kiểm tra nhưng các dấu chân này rất mờ như có bàn tay con người tác động”.
Ông Xên nói tất nhiên không thể có người khổng lồ hay tiên xuống trần gian chơi để lại dấu chân nhưng ông đã kiểm tra kỹ thì đấy là vết hài lõm tự nhiên, không phải do con người đục phá, gây chuyện hiếu kỳ. Vì thế, ông suy luận có khả năng khi xưa núi vừa trồi lên là lớp đá non rồi có người bước lên đã để lại dấu hài. Sau đó núi mọc lớn lên nên dấu hài bị kéo giãn ra thành dấu chân khổng lồ.
Nói về những điều kỳ lạ của Thất Sơn, ông Lê Văn Hơn (64 tuổi, ở ấp Ba Xoài, xã An Cư, H.Tịnh Biên) bổ sung chuyện lạ: cối đá khổng lồ nằm trên đồng ruộng. Đấy là cối đá nằm vùi dưới đất ruộng, do bị nhiều tác động đã trồi lên. Ông Hơn lại ôm thử cối đá nhưng vòng tay không giáp. Ông ước lượng cối đá nặng cả tấn, được làm bằng đá tốt. Ông Hơn nói: “Ai cũng ngạc nhiên, không biết cối đá to như vầy để xay cái gì? Sức người chắc chắn không thể nào xay được cối đá này”.
Còn gần núi Ba Thê (thị trấn Óc Eo, H.Thoại Sơn) có cặp bia cổ ngàn năm nằm ở chùa Phật Bốn Tay, đến nay dòng chữ trên đó vẫn chưa được giải mã. Những người già cho biết do trúng bom đạn nên một trong hai tấm văn bia có vài chỗ bị bể. Tiến sĩ Ngô Quang Láng, Trưởng ban Quản lý khu di tích Óc Eo - Ba Thê, xác định hai bia đá trên thuộc văn hóa cổ Phù Nam, mỗi tấm bia làm bằng đá gan gà có chiều cao 1,8 m và dày khoảng 20 cm, bề ngang chừng 80 cm. Ông Láng nói: “Các tỉnh thành khác khai quật được bia cổ của nền văn hóa Phù Nam thì các nhà khảo cổ đều dịch được hết dòng chữ ghi trên bia đá đó. Còn hai văn bia này tới nay các nhà khảo cổ trong nước vẫn chưa giải mã được chữ viết. Chúng tôi đã mời nhiều chuyên gia thông thạo chữ cổ, chữ Phạn ở Ấn Độ và các nước khác tới giúp giải mã. Họ đã sao chép lại đem về nước nhưng đến nay vẫn chưa dịch được dòng chữ trên văn bia là gì”.
Hồ “Thạch Sanh”
Khách du lịch đến tham quan các núi đá trên Thất Sơn đều tranh thủ lấy nước trong các “giếng tiên” rửa mặt hay uống một ngụm để cầu khấn sự an lành.

Hồ Cây Đuốc, nước không bao giờ cạn - Ảnh: T.D 
Các “giếng tiên” đều nằm trên đỉnh núi, miệng giếng rộng từ 0,5 - 1 m; ăn sâu xuống lòng núi thì miệng giếng nhỏ dần. Ông Nguyễn Sơn Đào (ngụ núi Két) kể: “Ngày xưa, vào mùa khô hạn, nguồn nước trên các núi Thất Sơn khan hiếm nên nước trong giếng tiên rất quý đối với người dân. Kỳ lạ lắm, nhìn nước trong giếng rất ít nhưng vừa múc hết nước thì không lâu sau nước lại trào lên. Vì vậy người dân trên núi gọi là giếng tiên hay giếng trời sanh”.
Không thể thống kê hết trên Thất Sơn có bao nhiêu “giếng tiên” nhưng ngày xưa, lúc chưa có nước máy xài, người và thú ở trên núi phải tranh nhau trong mùa khô hạn. Tùy theo mùa, tùy theo ngọn núi mà nước giếng trong hay đục.
Chúng tôi đi sâu trong cánh đồng xã An Cư, H.Tịnh Biên và bất ngờ thấy một hồ nước nằm trơ trọi giữa cánh đồng lộng gió. Bà Lê Thị Lệ, người được Xí nghiệp điện - nước Tịnh Biên thuê giữ hồ, kể: “Hồ này tên là hồ Cây Đuốc, còn gọi là hồ Thạch Sanh vì nước trong hồ xài hoài không hết, dù mỗi ngày cấp cho mấy ngàn hộ ở xã này”.
Bà Lệ giữ hồ đề phòng, không cho trâu bò, thú rừng hay trẻ nít đến phá vì đây là nguồn nước sinh hoạt cho người dân nấu nướng, tắm rửa. Theo bà Lệ, điều kỳ lạ là nước trong hồ trong xanh và sạch quanh năm. Vào mùa khô hạn dữ dội, người dân sử dụng nước nhiều thì nước hồ chỉ giựt xuống nhưng vài giờ sau lại đầy trở lại. Bà Lệ nói người ta thiết kế 2 đường ống xả cấp nước, chỉ cần mở khóa tay là nước theo đường ống chảy vào nhà dân. Nước hồ sạch nên người dân không cần xài các hóa chất lọc lại nước.
Về nguyên cớ phát hiện hồ này cũng hết sức tình cờ. Năm 1980, có nhóm trẻ chăn trâu vô tình phát hiện vũng nước bùn nên cho trâu tới nằm. Lúc đó, để có nước xài người dân phải túc trực đi vét từng giọt nước ở các giếng. Nên khi nghe lũ trẻ mách lại, một số người đã âm thầm tới, lấy nước đem bán. Sau đó, dân trong vùng phát hiện, không mua nữa mà kéo đến lấy nước. Nhưng lạ làm sao, cái vũng nước rất nhỏ càng múc nước càng trào lên. Người ta lấy làm lạ, suy đoán vũng nước này là mạch nước ngầm, nối với các sông lớn.
Chuyện hồ nước không cạn được loan nhanh, lúc này ngành chức năng H.Tịnh Biên hay tin đã cho người xuống khảo sát mẫu nước, xem đó là nước sạch hay ô nhiễm để khuyến cáo người dân sử dụng. Huyện đã mời các nhà khoa học của Trường ĐH Cần Thơ đến khảo sát mẫu nước và quan trắc lòng đất. Sau khi có kết quả, xác định đây là nước sạch với trữ lượng khổng lồ, ngành chức năng đã nạo vét vũng bùn, xây lại thành hồ rồi thiết kế đường ống kéo nước sạch đến nhà dân...
Thanh Dũng

Du lịch An Giang khám phá bảy ngọn núi trong dãy Thất Sơn


Lữ khách đứng trên vồ Bồ Hong, nhìn ra bốn phương, mây núi chập chờn, với những cánh đồng, núi non trùng điệp thấp thoáng.

<strong> Núi Thủy Đài Sơn ( Núi Nước): </strong> Núi Thủy Đài Sơn nằm cách thị trấn Ba Chúc chừng 2,0km về phía đi ra ngã ba Lạc Quới. Núi Thủy Đài Sơn là ngọn núi nhỏ nhất, và cũng là thấp nhất trong dãy Thất Sơn, với độ cao chỉ là 20m. Xung quanh hòn núi này khung cảnh thật đẹp, với những cánh đồng lúa chín vàng tươi, xa xa là dãy núi Ngọa Long Sơn ( núi Dài) nằm ngang phía trước.
Núi Thủy Đài Sơn (núi Nước): Núi Thủy Đài Sơn nằm cách thị trấn Ba Chúc chừng 2km về phía đi ra ngã ba Lạc Quới. Núi Thủy Đài Sơn là ngọn núi nhỏ nhất, và cũng là thấp nhất trong dãy Thất Sơn, với độ cao chỉ 20m. Xung quanh hòn núi này khung cảnh thật đẹp, với những cánh đồng lúa chín vàng tươi, xa xa là dãy núi Ngọa Long Sơn ( núi Dài) nằm ngang phía trước.
Vào mùa lũ, nơi đây càng tuyệt vời hơn, vì xung quanh là một biển nước mênh mông, chỉ còn lại một hòn núi nho nhỏ nằm trơ trọi bên những cơn sóng. Dù ở độ cao khiêm tốn, do nằm ở một khoảng không rất rộng rãi, lúc nào gió nơi đây cũng thổi đến rất nhiều, tạo nên không gian thoáng đãng và mát mẻ trên đỉnh núi. Điều đặc biệt là những phiến đá nơi đây rất bóng nhẵn và phẳng như bàn thạch. Từ thời xa xưa, ngọn núi này đã từng nằm dưới mặt nước trong một thời gian rất dài, nên áp lực của nước đã tác động trên những phiến đá, tạo nên những mặt phẳng thật đẹp.
Vào mùa lũ, nơi đây càng tuyệt vời hơn, vì xung quanh là một biển nước mênh mông, chỉ còn lại một hòn núi nho nhỏ nằm trơ trọi bên những cơn sóng. Dù ở độ cao khiêm tốn, do nằm ở một khoảng không rất rộng rãi, lúc nào gió nơi đây cũng thổi đến rất nhiều, tạo nên không gian thoáng đãng và mát mẻ trên đỉnh núi. Điều đặc biệt là những phiến đá nơi đây rất bóng nhẵn và phẳng như bàn thạch. Từ thời xa xưa, ngọn núi này đã từng nằm dưới mặt nước trong một thời gian rất dài, nên áp lực của nước đã tác động trên những phiến đá, tạo nên những mặt phẳng thật đẹp.
Chân núi nằm hoàn toàn dưới nước trong mùa lũ, nên tên núi được gọi là Thủy Đài Sơn.
Chân núi nằm hoàn toàn dưới nước trong mùa lũ, nên tên núi được gọi là Thủy Đài Sơn.
<strong>Ngũ Hồ Sơn (núi Dài 5 Giếng): </strong>Núi có độ cao 265m so với mực nước biển, là ngọn núi cao thứ tư trong bảy núi. Ngũ Hồ thuộc thị trấn Nhà Bàng, vách phía Tây và Đông thuộc địa phận xã An Phú, Văn Giáo của Tịnh Biên. Núi có địa hình rất hiểm trở, nằm đối diện với Anh Vũ Sơn (núi Ông Két).
Ngũ Hồ Sơn (núi Dài 5 Giếng): Núi có độ cao 265m so với mực nước biển, là ngọn núi cao thứ tư trong bảy núi. Ngũ Hồ thuộc thị trấn Nhà Bàng, vách phía Tây và Đông thuộc địa phận xã An Phú, Văn Giáo của Tịnh Biên. Núi có địa hình rất hiểm trở, nằm đối diện với Anh Vũ Sơn (núi Ông Két).
Bạn có thể nhìn bao quát một vùng đất rộng lớn của thị trấn Nhà Bàng.
Bạn có thể nhìn bao quát một vùng đất rộng lớn của thị trấn Nhà Bàng.
Đỉnh núi có một khoảng đất trống rất rộng, chừng hơn 1.000 m<sup>2</sup>. Một phiến đá nằm chiếm diện tích ngay chính giữa khoảng đất này.
Đỉnh núi có một khoảng đất trống rất rộng, chừng hơn 1.000 m2. Một phiến đá nằm chiếm diện tích ngay chính giữa khoảng đất này.


Anh Vũ Sơn (núi Ông Két): Núi Anh Vũ Sơn có độ cao là 225m, dài 1.100 m, nằm cách chợ Nhà Bàng khoảng chừng 2,5km, về phía huyện Tri Tôn. Đường lên đỉnh do người dân lên núi kiếm củi tạo thành. Đoạn này ngắn hơn đoạn vào cổng chính. Điều thú vị là đoạn này còn rất hoang sơ, ít người qua lại, khung cảnh rừng núi còn vẻ nguyên sinh, nên rất đẹp và thanh tịnh. Nhiều phiến đá tạo hình dáng tự nhiên rất đẹp. Một phiến đá có hình dạng như chiếc thuyền độc mộc trên lưng chừng núi.
Anh Vũ Sơn (núi Ông Két): Núi Anh Vũ Sơn có độ cao là 225m, dài 1.100 m, nằm cách chợ Nhà Bàng khoảng chừng 2,5km về phía huyện Tri Tôn. Đường lên đỉnh do người dân lên núi kiếm củi tạo thành. Đoạn này ngắn hơn đoạn vào cổng chính. Điều thú vị là đoạn này còn rất hoang sơ, ít người qua lại, khung cảnh rừng núi còn vẻ nguyên sinh, nên rất đẹp và thanh tịnh. Nhiều phiến đá tạo hình dáng tự nhiên rất đẹp. Một phiến đá có hình dạng như chiếc thuyền độc mộc trên lưng chừng núi.
Lên gần đến đỉnh, khách lữ hành bao quát cả một vùng đồi núi phía xa xa và những thửa ruộng xanh mướt. Trên núi có một tảng đá có hình giống phần đầu của một ông Két, mặt hướng về Tây nên nơi đây được gọi là đỉnh ông Két. Và núi này cũng có tên gọi là Anh Vũ Sơn.
Lên gần đến đỉnh, khách lữ hành bao quát cả một vùng đồi núi phía xa xa và những thửa ruộng xanh mướt. Trên núi có một tảng đá có hình giống phần đầu của một ông Két, mặt hướng về Tây nên nơi đây được gọi là đỉnh ông Két. Và núi này cũng có tên gọi là Anh Vũ Sơn.
Ngọa Long Sơn (núi Dài lớn): Núi có độ cao 580 m, dài 8.000 m, là ngọn núi dài nhất trong dãy Thất Sơn.
Ngọa Long Sơn (núi Dài lớn): Núi có độ cao 580m, dài 8.000m, là ngọn núi dài nhất trong dãy Thất Sơn.
Núi cách trung tâm thị trấn Ba Chúc khoảng chừng 3km về phía Tây, đi trở ra hướng Tri Tôn, có những hàng trúc màu vàng trông rất đẹp mắt được trồng theo ven đường vào núi.
Núi cách trung tâm thị trấn Ba Chúc khoảng chừng 3km về phía Tây, đi trở ra hướng Tri Tôn, có những hàng trúc màu vàng trông rất đẹp mắt được trồng theo ven đường vào núi.
Một hồ chứa nước lớn đang được xây dưới chân Ngọa Long Sơn, vừa phục vụ sinh hoạt cho người dân, vừa phục vụ cho nông nghiệp, và cũng sẽ là một điểm du lịch sinh thái trong tương lai.
Một hồ chứa nước lớn đang được xây dưới chân Ngọa Long Sơn, vừa phục vụ sinh hoạt cho người dân, vừa phục vụ cho nông nghiệp, và cũng sẽ là một điểm du lịch sinh thái trong tương lai.
<strong>Liên Hoa Sơn (núi Tượng): </strong>Có độ cao 145m, chiều dài 600m, đây là ngọn núi nhỏ thứ 2 trong dãy Thất Sơn. Nằm ở giữa trung tâm thị trấn Ba Chúc, núi này đi lên được một đoạn là hết đường mòn, phải định hướng để đi lên. Cây rừng trên núi ít bị khai hoang nên mọc um tùm, lấp cả lối đi. Trên núi Tượng có nhiều tre, che khuất cả lối lên núi. Núi cũng chưa có đường nội bộ chạy xe lên như các núi khác.
Liên Hoa Sơn (núi Tượng): Có độ cao 145m, chiều dài 600m, đây là ngọn núi nhỏ thứ 2 trong dãy Thất Sơn. Nằm ở giữa trung tâm thị trấn Ba Chúc, núi này đi lên được một đoạn là hết đường mòn, phải định hướng để đi lên. Cây rừng trên núi ít bị khai hoang nên mọc um tùm, lấp cả lối đi. Trên núi Tượng có nhiều tre, che khuất cả lối lên núi. Núi cũng chưa có đường nội bộ chạy xe lên như các núi khác.
Thiên Cấm Sơn (núi Ông Cấm): Có độ cao 716 m, dài 7.500 m, đây là ngọn núi cao nhất trong dãy Thất Sơn, và cũng là ngọn núi thiêng nhất trong vùng Bảy Núi. Thiên Cấm Sơn đã có đường xe chạy lên núi, và mới đây vừa khai trương tuyến cáp treo lên hồ Thủy Liêm. Muốn lên núi, bạn có thể đi bộ theo các lối mòn trong rừng, hoặc đi xe khách lữ hành. Trên núi có một hồ chứa nước thiên nhiên rất rộng và đẹp, gọi là hồ Thủy Liêm.
Thiên Cấm Sơn (núi Ông Cấm): Có độ cao 716m, dài 7.500m, đây là ngọn núi cao nhất trong dãy Thất Sơn, và cũng là ngọn núi thiêng nhất trong vùng Bảy Núi. Thiên Cấm Sơn đã có đường xe chạy lên núi, và mới đây vừa khai trương tuyến cáp treo lên hồ Thủy Liêm. Muốn lên núi, bạn có thể đi bộ theo các lối mòn trong rừng, hoặc đi xe khách lữ hành. Trên núi có một hồ chứa nước thiên nhiên rất rộng và đẹp, gọi là hồ Thủy Liêm.
Tại đây còn có một đập ngăn nước mới hoàn thành, ngăn nước từ dòng suối Thanh Long, tạo thành một hồ lớn, phục vụ cho người dân trên núi.
Tại đây còn có một đập ngăn nước mới hoàn thành, ngăn nước từ dòng suối Thanh Long, tạo thành một hồ lớn, phục vụ cho người dân trên núi.
Những đám mây lúc nào cũng như ẩn như hiện. Điện Bồ Hong là đỉnh cao nhất của Thiên Cấm Sơn. Vồ Bồ Hong cũng là vồ cao nhất trong Năm Non. Trên vồ Bồ Hong, nhìn ra bốn phương, mây núi chập chờn, với những cánh đồng, núi non trùng điệp thấp thoáng dưới chân.
Những đám mây lúc nào cũng như ẩn như hiện. Điện Bồ Hong là đỉnh cao nhất của Thiên Cấm Sơn. Vồ Bồ Hong cũng là vồ cao nhất trong Năm Non. Trên vồ Bồ Hong, nhìn ra bốn phương, mây núi chập chờn, với những cánh đồng, núi non trùng điệp thấp thoáng dưới chân.
Sáng sớm, mây mù và sương rơi trắng xóa, tạo cho ta có cảm giác như là chốn bồng lai tiên cảnh. Điện Bồ Hong khi ánh bình minh chưa ló rạng có không khí rừng âm u, sương giăng mờ mịt. Từng đám sương mù cứ cuồn cuộn bay lên trên đỉnh núi.
Sáng sớm, mây mù và sương rơi trắng xóa, tạo cho ta có cảm giác như là chốn bồng lai tiên cảnh. Điện Bồ Hong khi ánh bình minh chưa ló rạng có không khí rừng âm u, sương giăng mờ mịt. Từng đám sương mù cứ cuồn cuộn bay lên trên đỉnh núi.
Thiên Cấm Sơn là núi Trời Cấm. Khi xưa, vua Gia Long thất trận, bị quân Tây Sơn truy nã, có lúc lên núi này ẩn náu. Để tránh bị lộ, các quan cấm người dân lên đây, từ đó mà có tên núi Ông Cấm, hay là Thiên Cấm Sơn.
Thiên Cấm Sơn là núi Trời Cấm. Khi xưa, vua Gia Long thất trận, bị quân Tây Sơn truy nã, có lúc lên núi này ẩn náu. Để tránh bị lộ, các quan cấm người dân lên đây, từ đó mà có tên núi Ông Cấm, hay là Thiên Cấm Sơn.
<strong>Phụng Hoàng Sơn (núi Cô Tô): </strong>Núi có độ cao 614m, là ngọn núi cao thứ nhì trong dãy Thất Sơn. Với chiều dài là 5.800 m, đây là ngọn núi có chiều dài đứng hàng thứ ba. Tương truyền, rất nhiều loài về đây trú ngụ, trong đó có loài chim phụng. Hình dáng núi đẹp và cũng mang dáng vẻ chim phụng. Trên núi có đồi dính liền về phía Tây, gọi là đồi Tức Dụp. Khách lần đầu đến Phụng Hoàng Sơn đều trầm trồ vì khung cảnh sơn thủy hữu tình tuyệt đẹp nơi đây.
Phụng Hoàng Sơn (núi Cô Tô): Núi có độ cao 614m, là ngọn núi cao thứ nhì trong dãy Thất Sơn. Với chiều dài là 5.800 m, đây là ngọn núi có chiều dài đứng hàng thứ ba. Tương truyền, rất nhiều loài về đây trú ngụ, trong đó có loài chim phụng. Hình dáng núi đẹp và cũng mang dáng vẻ chim phụng. Trên núi có đồi dính liền về phía Tây, gọi là đồi Tức Dụp. Khách lần đầu đến Phụng Hoàng Sơn đều trầm trồ vì khung cảnh sơn thủy hữu tình tuyệt đẹp nơi đây.
Phía dưới là một hồ nước, từ nguồn suối Vàng chảy ra. Bên trên có một dòng suối với vách núi thẳng đứng cao sừng sững, án ngữ một vách hồ rộng lớn. Buổi chiều khi hoàng hôn vừa buông xuống, rất nhiều người dân đến ngắm cảnh và hóng gió.
Phía dưới là một hồ nước, từ nguồn suối Vàng chảy ra. Bên trên có một dòng suối với vách núi thẳng đứng cao sừng sững, án ngữ một vách hồ rộng lớn. Buổi chiều khi hoàng hôn vừa buông xuống, rất nhiều người dân đến ngắm cảnh và hóng gió.
Núi Phụng Hoàng Sơn có địa thế rất đẹp, sơn thủy tuyệt vời, lại nằm gần trung tâm huyện, nên đây cũng sẽ là một nơi rất thu hút khách du lịch. Đập ngăn nước hồ Soài So đã được xây dựng xong. Công trình bờ đê trên hồ rất cao, nên ở đây lúc nào cũng bốn bề lộng gió, với khí lạnh từ đá núi tạo ra, khí hậu rất mát mẻ, dù thời tiết bất kể là mùa nào.
Núi Phụng Hoàng Sơn có địa thế rất đẹp, sơn thủy tuyệt vời, lại nằm gần trung tâm huyện, nên đây cũng sẽ là một nơi rất thu hút khách du lịch. Đập ngăn nước hồ Soài So đã được xây dựng xong. Công trình bờ đê trên hồ rất cao, nên ở đây lúc nào cũng bốn bề lộng gió, với khí lạnh từ đá núi tạo ra, khí hậu rất mát mẻ, dù thời tiết bất kể là mùa nào.
Khung cảnh bóng chiều tà khiến lòng người cảm thấy thật thanh nhàn.
Khung cảnh bóng chiều tà khiến lòng người cảm thấy thật thanh nhàn.
Theo Zing News

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét